Ăn sống rau răm cùng các loại gỏi, trứng vịt lộn, thủy hải sản... để kích thích tiêu hóa.
Rau răm lợi tiểu, giúp giải độc cơ thể.
Nước ép rau răm tươi hỗ trợ điều trị tốt cho các bệnh ngoài da như ghẻ lở, hắc lào... Bã giã nhỏ đắp vào vị trí bị tổn thương hoặc lấy nước ép chấm vào nơi bị đau sẽ giúp trị nước ăn chân...
Rau răm kết hợp với gừng, giã nhỏ giúp điều trị cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi.
2. Sử dụng rau răm có ảnh hưởng đến sinh lý?
Mặc dù rau răm thường dùng làm gia vị, có nhiều công dụng tốt, nhưng việc sử dụng thường xuyên với lượng lớn rau răm có thể gây ra những ảnh hưởng xấu. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn nhiều rau răm sẽ gây ảnh hưởng xấu tới tủy xương và làm giảm tinh khí.
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh tác động của rau răm làm giảm ham muốn tình dục và làm giảm chất lượng tinh trùng. Theo dân gian, rau răm được cho là kiềm chế ham muốn tình dục.
Có một câu nói trong tiếng Việt, "rau răm, giá sống", trong đó đề cập đến niềm tin phổ biến rằng rau răm làm giảm ham muốn tình dục, trong khi giá đậu có tác dụng ngược lại.
Đối với nữ giới, ăn nhiều rau răm có thể dẫn đến hiện tượng rong kinh, kinh nguyệt không đều, giảm ham muốn tình dục. Với phụ nữ đang mang thai, ăn rau răm có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.