Ảnh vệ tinh của công ty Planet Labs không cho thấy dấu hiệu hư hại đối với các hệ thống phòng không Nga hoặc các công trình cỡ lớn, The Drive cho biết.
Một quả đạn con chưa phát nổ được tìm thấy ở sân bay Berdyansk.
Trước đó, Mỹ đã xác nhận cung cấp cho Ukraine 20 tên lửa đạn đạo ATACMS. Phiên bản tên lửa ATACMS mà Mỹ cung cấp cho Ukraine chứa 950 quả đạn con loại M74. Tầm bắn tối đa của tên lửa là 165km. Quân đội Mỹ mô tả một tên lửa loại này có thể phóng ra đạn con bao phủ phạm vi mục tiêu rộng khoảng 33.000m2.
Một tài liệu của quân đội Mỹ cho biết, mỗi quả đạn con M74 chứa thuốc nổ và vỏ thép. Khi phát nổ, sức công phá của quả đạn tạo ra vô số các mảnh thép, đủ để gây hư hại cho lốp xe tải, đạn tên lửa, xe hơi và radar. Đạn con này không xuyên qua được lớp giáp của xe tăng. Bán kính sát thương của quả đạn đối với bộ binh là 15 mét.
Mỹ cung cấp cho Ukraine 20 tên lửa ATACMS, mỗi tên lửa chứa 950 quả đạn con M74, kích thước tương đương lựu đạn.
Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS tập kích sân bay Nga, nơi có các mục tiêu dễ bị tổn thương như trực thăng, máy bay và các hệ thống phòng không, được coi là phù hợp với năng lực của tên lửa.
Ngoài ra, tên lửa ATACMS mà Ukraine sử dụng chỉ có tầm bắn 165km so với các phiên bản hiện đại hơn có tầm bắn hơn 300km, giúp Mỹ đảm bảo rằng Kiev sẽ không sử dụng để tấn công sân bay nằm trong lãnh thổ Nga.
Tầm bắn 165km cũng được coi là đủ để Ukraine tập kích sân bay hoặc các trận địa phòng không Nga ở phía bắc bán đảo Crimea, theo The Drive.
Cuối cùng, tên lửa ATACMS được thiết kế để tự phát nổ ở tầm cao và giải phóng 950 quả đạn con. Điều này có thể khiến Nga gặp khó khăn trong việc tìm cách đánh chặn.