Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.
Theo đề xuất, giá vé đường sắt tốc độ cao dự kiến bằng khoảng 75% giá vé máy bay trong điều kiện bình thường, được chia làm 3 mức; phù hợp với khả năng chi trả của người dân để khuyến khích người dân tiếp cận dịch vụ đường sắt tốc độ cao.
Thủ tướng thị sát cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; đường sắt tốc độ cao 350km/giờ, phấn đấu khởi công trước năm 2030; giá vàng nhẫn tăng vùn vụt; bà Nguyễn Phương Hằng ngồi 'ghế nóng' Công ty Đại Nam; hơn 6.500 người mới bị tạm hoãn xuất cảnh... là những thông tin đáng chú ý trong tuần qua.
Theo lãnh đạo Cục Đường sắt Việt Nam, đến nay Bộ Giao thông vận tải đã trình Ban cán sự Đảng Chính phủ Đề án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam để trình Bộ Chính trị cho ý kiến. Bộ đang tiếp tục gấp rút hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án để phấn đấu trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư trong kỳ họp vào tháng 10 sắp tới.
Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông qua tỉnh Bình Định dài 118km. Dự án đi qua nhiều đồi núi hiểm trở cần phải đào hầm, khoét núi, vượt sông. Sau đây là một số hình ảnh thi công trên công trường dự án này.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) thông tin tại cuộc họp bố trí vốn cho các dự án giao thông ngày 22/7, trong gần 8.700 tỷ đồng nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2023 được bổ sung thêm cho Bộ GTVT, dự kiến, các dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn II 2021 - 2025 sẽ được bổ sung 6.300 tỷ đồng.
Liên quan đến dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau dài gần 111 km, tổng mức đầu tư hơn 27.500 tỷ, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu hoàn thành chậm nhất vào 31/12/2025.
Tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam có chiều dài hơn 1.500 km, tốc độ khai thác tối đa khoảng 320 km/h. Tổng mức đầu tư dự kiến toàn bộ dự án khoảng 59 tỷ USD.
Thủ tướng nêu yêu cầu hoàn thành khoảng 1.541 km đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam qua 20 tỉnh, thành có tốc độ thiết kế khoảng 350 km/h; thời gian thực hiện trong khoảng 10 năm, phấn đấu hoàn thành vào năm 2035.
Là một trong những vùng khó khăn nhất của Việt Nam, vùng Trung du và miền núi phía Bắc hiện nay đang được Chính phủ đầu tư nhiều về mặt hạ tầng giao thông, đặc biệt là sự xuất hiện của hàng loạt cao tốc, mở đường phát triển cho vùng.
(GDTĐ) - Bàn giao mặt bằng Dự án cao tốc Bắc - Nam qua Quảng Trị liên tục trễ hẹn, “xôi đỗ”. Nguy cơ “vỡ tiến độ” thi công, khó thông tuyến vào tháng 6/2025.