Công dụng và liều dùng từ đậu ván trắng
Trong y học cổ truyền, hạt đậu ván trắng được dùng với tên thuốc là bạch biển đậu hay bạch đậu, là thuốc bồi dưỡng cơ thể chữa tiêu hóa kém, chán ăn, ăn không thấy đầy chướng, sốt, cam tích, ngộ độc.
Là thuốc bổ, đậu ván tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa, cơ thể nóng, bụng trắng thích hợp với mọi lứa tuổi, nhưng tốt nhất cho trẻ em dưới dạng bột dinh dưỡng.
Viên Phì nhị cam tích có tới 12% bột đậu ván trắng. Là thuốc mát, chống viêm nhiễm, lá đậu ván trắng và lá hương nhu phơi khô (mỗi thứ 8 . 10g) nấu nước uống, chữa cảm nắng, khát nước rất tốt. Là đậu ván trắng để tươi, nhai với ít muối, nuốt nước dần dần chữa viêm họng.
Trong trường hợp bị ngộ độc, để sơ cứu, có thể giã nát 20g đậu ván trắng để sống, thêm nước gạn uống. Lá đậu ván trắng dùng riêng, vò nát thêm ít nước và gạo nếp đặc, gạn uống, bã đắp chữa rắn độc cắn.
Các bài thuốc thường dùng
Chữa cảm sốt, nôn mửa, đầy chướng, tiêu chảy: Đậu ván trắng (20g, sao), lá hương nhu (16g), vỏ thân hậu phác (12g). Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày (Nam dược thần hiệu).
Chữa nóng trong, bứt rứt, khó ngủ: Đậu ván trắng (12g), vỏ quả dưa hấu (12g), rễ trúc diệp sâm (12g), lá sen (12g), sắc uống ngày một thang.
Chữa đau bụng, sôi bụng, tiểu tiện ít, tiêu chảy: Đậu ván trắng (12g), rau má (10g), sa nhân (8g), hoắc hương (8g), hương phụ (8g), hạt mã đề (8g), gừng (2g). Sắc uống trong ngày.
Chữa cam tích, trẻ em gầy còm, xanh xao, yếu đuối, rối loạn tiêu hóa kéo dài, tiêu chảy thất thường: Đậu ván trắng (100g), ý dĩ (100g), hoài sơn (100g), hạt sen (100g), đảng sâm (100g), nhục đậu khấu (30g), mạch nha (30g), sa nhân (20g), trần bì (20g). Tất cả phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật ong làm thành dạng cốm hoặc viên. Ngày dùng hai lần, mỗi lần 6 - 8g.
Thuốc bổ dưỡng trẻ em, thay viên đa sinh tố (poly- vitamin): Đậu ván trắng (100g), ý dĩ (100g), gạo nếp (100g), dầu gấc (10ml). Ba loại hạt sao vàng, tán nhỏ, rây mịn, rồi nhào với dầu gấc và sirô thành một khối bột dẻo, không dính tay. Đem cán mỏng, cắt thành từng bánh, sấy khô.
Ngày dùng 25 - 30g, chia làm ba lần, uống trước bữa ăn.
Thuốc phòng tiêu chảy ở trẻ em: Đậu ván trắng (8g, sao vàng), vỏ cây vối (8g) hạt mạch nha (6g), nấu nước uống hàng ngày thay nước chè.
Chữa sốt cao, co giật ở trẻ em: Lá đậu ván trắng (50g) để tươi, rửa sạch, vò nát, vắt lấy nước trộn với mật vịt trắng (1 cái) cho uống làm hai lần trong ngày.
Chữa say nấm độc: Lá hoặc quả đậu ván trắng, lá khế, lá lốt (mỗi thứ 30 - 50g), để tươi, rửa sạch, vò nát, vắt lấy nước uống làm một lần.
Chữa rắn cắn: (Rượu hội) có hạt đậu ván trắng, hà thủ ô đỏ, quế chi, bối mẫu, bán hạ, bạch chỉ, hùng hoàng, ngũ linh chi, xuyên sơn giáp.
Khi bị rắn cắn, uống ngay một chén nhỏ. Ngày hai lần.
Chữa hóc xương: Rễ đậu ván trắng (30g), lá hoặc hạt trám đen đốt thành than (6 - 12g), hãm uống nhiều lần trong ngày; kết hợp lấy lá hẹ (30g) giã nát trộn với lòng trắng trứng, đắp băng.
Lưu ý khi sử dụng đậu ván trắng để chữa bệnh
Đậu ván trắng chỉ phát huy công dụng khi dùng đúng cách và trường hợp. trong một số tình huống việc sử dụng vị thuốc này được cho là không nên.
Tuyệt đối không sử dụng khi đang bị chứng thương hàn hay có ngoại tà
Nếu có ý định sử dụng những vị thuốc trong bất cứ bài thuốc nào cần tham khảo với bác sĩ để nhận được lời khuyên. Tuyệt đối không tự ý sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe tránh gặp các vấn đề không mong muốn ./.