Cây và vị thuốc mộc hương được gia giảm theo tình trạng tiêu chảy của người bệnh.
- Nếu có thêm biến chứng sợ lạnh, phát sốt: Gia cát căn, kinh giới, liên kiều, giải biểu, khi hàn thấp xâm nhập da, lông mao gây ra sợ lạnh, sợ gió, các vị thuốc trên đẩy hàn thấp ra bên ngoài cơ thể có tác dụng giải biểu.
- Nếu lỵ trực khuẩn: Thêm xích thược, đan bì lương huyết chỉ huyết, lương huyết là làm tiêu thấp nhiệt ở huyết phận, chỉ huyết là tránh đại tiện ra máu, làm cho khí huyết đi đúng đường kinh mạch.
- Phụ nữ sau đẻ huyết hư nếu nhiệt lỵ: Thêm a giao, cam thảo để bổ khí huyết, tiêu nhiệt.
Cam thảo bổ khí huyết, gia giảm cho phụ nữ sau sinh.
- Những người bị bệnh lâu ngày âm hư tổn: Biểu hiện hâm hấp sốt, nóng trong, mụn nhọt, khát nước... thêm a giao, đại táo, ngọc trúc để bổ âm.
Nhiệt lỵ đã hết, lưỡi đỏ thẫm, khô, không thích ăn uống, ăn khó nuốt gọi là cấm khẩu lỵ, có thể bỏ hoàng bá, thêm hài nhi sâm, mạch môn, thạch hộc, cam thảo, hạt sen bổ âm, thanh xương bồ hóa trọc (trọc là do thấp nhiệt lâu ngày sinh ra trọc gây ra đại tiện máu mủ).
Bài thuốc có thể điều trị lỵ trực tràng, lỵ amip.
4. Lưu ý khi sử dụng Bạch đầu ông thang
- Khi dùng phải lựa các thành phần là loại thuốc tốt thì bài thuốc mới có hiệu quả.
- Bạch thược, xích thược phản với vị lê lô. Nếu dùng chung sinh ra chất độc nguy hiểm nên cần chú ý không dùng chung.
- Vị thuốc đơn bì kỵ thai nên khi dùng cần chú ý.
- Hoàng liên kỵ thịt heo. Do đó, khi dùng bài thuốc trị bệnh cần uống cách xa trên 1 giờ trước khi ăn thịt heo.
Hoàng liên kỵ thịt heo nên khi dùng Bạch đầu ông thang trị tiêu chảy cần lưu ý.