Nội dung bài Toán rất ngắn gọn, chỉ có một hình, yêu cầu "nhìn hình mà tính". Hình ảnh cho thấy một giàn bầu được bao phủ bởi dây bầu, bên trái có 5 quả, phía dưới giàn có một người đứng. Người này dường như đang cầm một trong những quả bầu. Phía bên phải của bức tranh, trên giàn có 2 quả bầu, ở dưới có một rổ tre chứa 3 quả bầu khác.
Bài Toán không có giải thích gì thêm. Do đó, học sinh đã thực hiện phép tính: "5+2+3=10". Cô Trần cũng đồng ý với câu trả lời của con. Tuy nhiên, cô giáo đã gạch chéo. Hai mẹ con nghĩ mãi không thể tìm ra nguyên nhân.
Người chồng của cô Trần thì cho rằng, bản chất của bài Toán này là một phép trừ. Đáp án đúng phải là "5+2-3=4". Lý do là ở phía bên trái hình ảnh được cho có xuất hiện một người, và người đứng dưới giàn có động tác hái bớt 1 quả bầu.
Sau đó, cô Trần đã gửi câu hỏi này cho một số người bạn và các nhóm phụ huynh nhờ giúp đỡ. Nhiều người sau khi đọc tỏ ra bối rối, cho rằng đáp án của đứa bé có vẻ đúng nhất. Cuối cùng, bà mẹ đành hỏi ý kiến giáo viên và được giải thích rằng câu trả lời đúng thực sự là "10-3-1=6". Lý do là người đứng dưới giàn đã hái 1 quả bầu, còn ở giỏ tre có thêm 3 quả đã hái trước đó.
Đáp án cô giáo đưa ra được bà mẹ nhận xét là "chưa từng nghĩ đến". Cô nói: "Không có thêm gợi ý nào trong bức tranh có thể cho biết liệu chúng ta nghiêng về phép cộng hay phép trừ hơn, vì vậy miễn cứ đưa ra phép tính đúng thì đó là đáp án có thể chấp nhận".
Không ít người đồng tình với bà mẹ, cho rằng ở lớp 1, giáo viên không nên quá đánh đố học sinh. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến phản bác cho rằng, đây là cách để trẻ rèn luyện tư duy logic. Thay vì bức xúc với giáo viên thì phụ huynh có thể tiếp nhận và hướng dẫn con tư duy đa chiều, phân tích dữ liệu đề bài một cách kỹ càng hơn.