Giáo dục

Bảo đảm chất lượng giáo dục công lập khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

12/04/2025 19:18

Tại Công văn số 1581/BGDĐT-GDPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố thực hiện sắp xếp, điều động, biệt phái và phát triển đội ngũ nhà giáo khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Bảo đảm chất lượng giáo dục công lập khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp- Ảnh 1.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương rà soát, phân định rõ nhiệm vụ quản lý giáo dục giữa cấp tỉnh và cấp xã.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Công văn số 1581/BGDĐT-GDPT gửi đến UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhằm hướng dẫn việc bảo đảm duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục công lập trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy hành chính theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

Trước đó, ngày 7/4/2025, Chính phủ có Nghị quyết số 74/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, trong đó Bộ GD&ĐT được giao xây dựng hướng dẫn cụ thể, nhằm bảo đảm hoạt động giáo dục diễn ra thông suốt, không bị gián đoạn hay suy giảm chất lượng trong quá trình chuyển đổi.

Theo công văn, các địa phương cần rà soát kỹ các nhiệm vụ quản lý giáo dục. Việc phân định cần rõ ràng giữa cấp tỉnh và cấp xã. Các hoạt động hành chính liên quan đến giáo dục phải bảo đảm thông suốt, ổn định. Tránh mọi tác động làm xáo trộn đến người dân, doanh nghiệp và xã hội.

Bộ yêu cầu giao các nhiệm vụ chuyên môn như quản lý nhân sự, ngân sách, biên chế, vị trí việc làm cho cơ quan chuyên môn cấp tỉnh. Sở Giáo dục và Đào tạo là đơn vị chủ trì thực hiện, điều này nhằm bảo đảm tính thống nhất, tránh chia cắt, gián đoạn trong toàn hệ thống.

Việc tuyển dụng, điều động, biệt phái và phát triển đội ngũ giáo viên phải được thực hiện tập trung tại cấp tỉnh, đây là cách để xử lý hiệu quả tình trạng thừa-thiếu giáo viên cục bộ, đồng thời, giúp cân đối nhân lực trong toàn ngành.

Bộ cũng nhấn mạnh địa phương cần giao đầu mối quản lý giáo dục cho cấp có đủ năng lực. Năng lực ở đây bao gồm nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất. Nhiệm vụ chuyên môn phải giao cho Sở GD&ĐT. Nhiệm vụ hành chính, quản lý theo địa bàn có thể phân cho cấp xã, tuy nhiên, cần gắn phân cấp với kiểm tra, giám sát chặt chẽ, có như vậy mới nâng cao hiệu quả giáo dục tại chỗ.

Thực hiện theo Kết luận số 137-KL/TW của Bộ Chính trị, chính quyền cấp xã sẽ trực tiếp quản lý các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Các đơn vị sự nghiệp giáo dục vẫn giữ nguyên, không tổ chức lại, nhằm ổn định hệ thống và tránh xáo trộn không cần thiết.

UBND cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành hướng dẫn cụ thể. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp thực hiện việc chuyển giao nhiệm vụ từ cấp huyện về cấp tỉnh hoặc cấp xã một cách hợp lý, không gây gián đoạn.

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng đề nghị các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách mới. Công tác thanh tra, kiểm tra cần được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên, qua đó, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những vướng mắc, sai phạm nếu có.

Tường Minh

Theo baochinhphu.vn
https://baochinhphu.vn/bao-dam-chat-luong-giao-duc-cong-lap-khi-to-chuc-chinh-quyen-dia-phuong-2-cap-102250412141245134.htm
Copy Link
https://baochinhphu.vn/bao-dam-chat-luong-giao-duc-cong-lap-khi-to-chuc-chinh-quyen-dia-phuong-2-cap-102250412141245134.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
  • Sẽ xếp lại bảng lương, chế độ phụ cấp với nhà giáo
    5 giờ trước Chính sách giáo dục
    Sáng 11/7, tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 9 luật đã được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết Quốc hội đã quy định "lương nhà giáo xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp". Quốc hội đồng thời giao Chính phủ quy định về chính sách tiền lương giáo viên.
  • Ngôi trường hơn 50 tuổi ở Hà Nội thu 'trái ngọt' mùa thi vào lớp 10
    5 giờ trước Tuyển sinh đầu cấp
    Năm 2025, Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) đạt tỷ lệ 94% học sinh đỗ vào lớp 10 THPT công lập, trong đó có 38 lượt đỗ trường chuyên.
  • Kỳ vọng phát triển giáo dục toàn diện ở vùng cao Lai Châu
    5 giờ trước Giáo dục
    Với những mục tiêu đổi mới và chiến lược phát triển mang tính đột phá, ngành GD&ĐT Lai Châu kỳ vọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
  • Lựa chọn môn học - tương lai của học sinh
    5 giờ trước Giáo dục
    Qua 3 năm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp trung học phổ thông, có thể thấy, việc lựa chọn các môn học tự chọn, bên cạnh những môn học bắt buộc có ý nghĩa lớn, liên quan trực tiếp đến lộ trình học tập, việc xét tuyển đại học và tương lai của mỗi học sinh. Thực tế đó được các trường trung học phổ thông của Hà Nội nắm bắt và đây cũng là nội dung chính, xuyên suốt tại các buổi tư vấn, gặp gỡ, hướng dẫn phụ huynh học sinh lựa chọn môn học, tổ hợp môn học trước thềm lớp 10 năm học mới 2025-2026.
  • Trường ĐH Trà Vinh xếp 29 trong top 400 của WURI Ranking 2025
    5 giờ trước Giáo dục
    (GDTĐ) - Ngày 11/7, Trường Đại học Trà Vinh (TVU) công bố thành tích nổi bật khi tiếp tục thăng hạng trong bảng xếp hạng World Universities with Real Impact (WURI) năm 2025, đứng ở vị trí 29 trong Top 400 trường đại học có ảnh hưởng toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bảo đảm chất lượng giáo dục công lập khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp