"Nhà thầu Mỹ đã không hoàn thành nghĩa vụ như cam kết", giới chức Ukraine gửi thư phàn nàn tới Lầu Năm Góc vào ngày 3/2.
Trong khi đó, Matthew Herring, CEO của công ty vũ khí chịu trách nhiệm tân trang pháo tự hành M109, lại nói khác. "Số vũ khí này hoạt động bình thường khi chúng tôi bàn giao", ông Herring nói, cho rằng phía Ukraine không bảo trì vũ khí đúng cách.
Quân đội Ukraine sử dụng pháo tự hành M109 Paladin do Mỹ cung cấp.
Một trường hợp khác là Mỹ gửi 29 xe bọc thép Humvee cho Ukraine, nhưng chỉ 3 chiếc phù hợp để chiến đấu. Số còn lại mất hàng tháng sửa chữa, thay thế phụ tùng tại Ba Lan trước khi chuyển sang Ukraine.
Một trường hợp khác là đơn vị quân đội Mỹ ở Kuwait gửi cho Ukraine 6 lựu pháo M777. Nhưng hóa ra các lựu pháo này đã 19 tháng không được sử dụng, tình trạng tồi tệ đến mức "nếu cố gắng dùng có thể gây thương vong cho chính các binh sĩ vận hành", báo cáo của Lầu Năm Góc thừa nhận.
Quân đội Mỹ mất 3 tháng sửa các lựu pháo rồi chuyển tới Ba Lan. Nhưng cả 6 lựu pháo vẫn chưa đạt tiêu chuẩn chiến đấu và mất thêm nhiều tháng sửa chữa nữa mới chính thức được chuyển tới Kiev.
Theo NYT, đối với vũ khí phương Tây, nếu không sử dụng được, Ukraine vẫn sẵn sàng đón nhận để tháo dỡ lấy phụ tùng.
Hồi tháng 1, Anh thông báo hỗ trợ Ukraine các hệ thống pháo tự hành AS-90. Nhưng Ukraine nói đã tháo dỡ 12 hệ thống pháo mà Anh cung cấp để lấy phụ tùng, theo NYT.
Tính đến tháng 12/2022, Ukraine đã ký hợp đồng mua vũ khí và vật tư trị giá hơn 800 triệu USD nhưng các đối tác nước ngoài chưa cung cấp vũ khí hoặc mới chỉ hoàn thành một phần hợp đồng, theo NYT.
Tính đến mùa xuân, các hợp đồng trị giá “hàng trăm triệu đô la” vẫn còn tồn đọng, chưa được giải quyết. "Chúng tôi đã trả tiền nhưng không nhận được vũ khí. Năm nay, chính phủ bắt đầu đánh giá lại các giao dịch có vấn đề để tìm cách giải quyết", Volodymyr Havrylov, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine, chịu trách nhiệm về mua sắm vũ khí, cho biết.