Bất cập khiến Bộ Quốc phòng đề xuất sửa Luật Nghĩa vụ quân sự

Thế Kha | 31/01/2023, 17:14
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Bất cập liên quan đến tạm hoãn gọi nhập ngũ, đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú, học tập, tiêu chuẩn sức khỏe… tạo kẽ hở trốn nghĩa vụ quân sự.

Nếu thực hiện tuyển quân hai đợt trong năm cũng không khắc phục được triệt để tình trạng trên và còn gây xáo trộn, tốn kém, đặc biệt sẽ phát sinh nhiều đơn thư liên quan đến tạm hoãn nghĩa vụ quân sự tại ngũ vào thời điểm tuyển quân đợt hai như trước khi có Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 (tuyển quân 2 đợt/năm).

Về thẩm quyền gọi khám và tiêu chuẩn sức khỏe đối với công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân: Việc gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân quy định tại Điều 40 đã bộc lộ vướng mắc, bất cập.

Một hội đồng nghĩa vụ quân sự nhưng đang có hai thẩm quyền gọi khám sức khỏe. Cụ thể, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, Trưởng Công an cấp huyện ra lệnh gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Trong khi tiêu chuẩn sức khỏe tham gia Công an nhân dân chỉ lấy loại 1, loại 2; tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự lấy đến loại 3. Điều này đã gây bất cập về chất lượng giao, nhận quân và tạo kẽ hở để lọt nguồn công dân gọi nhập ngũ, khó khăn trong quá trình giao chỉ tiêu gọi công dân nhập ngũ.

Những bất cập khiến Bộ Quốc phòng đề xuất sửa Luật Nghĩa vụ quân sự - 2

Thanh niên huyện Can Lộc, Hà Tĩnh khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự (Ảnh minh họa: Cổng TTĐT huyện Can Lộc).

Quy định về tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự nêu rõ "là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động thì được xem xét tạm hoãn gọi nhập ngũ". Thực tế cho thấy, quy định "người không còn khả năng lao động" thiếu chi tiết, dẫn đến không thống nhất trong quá trình thực hiện xét duyệt đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ, ảnh hưởng công bằng xã hội. "Vì người không còn khả năng lao động được hiểu là người suy giảm % khả năng lao động, cũng có thể hiểu là người đã hết tuổi lao động, có lương hưu, không có lương hưu...", cơ quan thẩm tra phân tích.

Hơn nữa, điểm g khoản 1 Điều 41 quy định công dân đang được đào tạo trình độ đại học, cao đẳng hệ chính quy sẽ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. Tuy nhiên, những trường hợp được gia hạn học thêm, lưu ban, nợ môn, thi lại tốt nghiệp chưa được quy định cụ thể, dẫn đến tình trạng công dân lợi dụng để trốn tránh gọi nhập ngũ…

Từ những bất cập nêu trên, Bộ Quốc phòng đã kiến nghị Chính phủ giao Bộ này chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu, đề xuất báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV.

Thời gian dự kiến trình Chính phủ xem xét trong tháng 12/2023; trình Quốc hội xem xét, thông qua chương trình lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến dự luật này tại kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2025 và thông qua tại kỳ họp thứ 10 vào tháng 10/2025.

Theo dantri.com.vn
https://dantri.com.vn/xa-hoi/nhung-bat-cap-khien-bo-quoc-phong-de-xuat-sua-luat-nghia-vu-quan-su-20230131143625611.htm?fbclid=IwAR2mxyZtCej6ZI6JcyrXNVYL8H7_1NBp58HZIHzlwQu3bIZteDbz1l3th0I
Copy Link
https://dantri.com.vn/xa-hoi/nhung-bat-cap-khien-bo-quoc-phong-de-xuat-sua-luat-nghia-vu-quan-su-20230131143625611.htm?fbclid=IwAR2mxyZtCej6ZI6JcyrXNVYL8H7_1NBp58HZIHzlwQu3bIZteDbz1l3th0I
Bài liên quan
Từ 19/9 khám tuyển phi công quân sự năm học 2023-2024
(GDTĐ) - Từ 19/9, Quân chủng Phòng không-Không quân tổ chức khám tuyển phi công quân sự năm học 2023-2024.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bất cập khiến Bộ Quốc phòng đề xuất sửa Luật Nghĩa vụ quân sự