1. Ho: Nếu triệu chứng ho của trẻ kéo dài (trên 1 tháng), điều trị thông thường không hiệu quả, sau khi thăm khám loại trừ được nhiễm trùng phổi thì cần cảnh giác với ho do khối u.
2. Tiêu chảy: Tiêu chảy dai dẳng, khó chữa, không rõ nguyên nhân, tiêu chảy trên 2 tháng và uống thuốc không đỡ.
3. Khối u ở ngực và bụng: sờ thấy khối u ở ngực và bụng.
4. Nốt dưới da: Xuất hiện nốt dưới da không đau rõ rệt.
Trẻ em từ 1-5 tuổi
1. Sốt và thiếu máu không rõ nguyên nhân: Sốt là một trong những triệu chứng toàn thân thường gặp của u nguyên bào thần kinh, sự xâm lấn vào tủy xương có thể dẫn đến thiếu máu, trẻ có biểu hiện xanh xao, yếu ớt.
2. Hạch to lan rộng: Hạch bề mặt nổi ở cổ, nách, bẹn… Nếu thấy hạch to nghi ngờ ở những vùng trên thì cần cảnh giác khả năng di căn của u nguyên bào thần kinh.
3. Đau nhức chân tay, rối loạn vận động chi không rõ nguyên nhân: u nguyên bào thần kinh xâm lấn vào xương, tủy gây đau nhức chân tay, đồng thời khối u chèn ép, u xâm nhập vào chèn ép tủy sống có thể dẫn đến đau nhức, rối loạn vận động chi tương ứng.
4. Xanh xao, mệt mỏi, sút cân, cáu gắt, ra nhiều mồ hôi, chán ăn: các triệu chứng trên liên quan đến tốc độ trao đổi chất tăng lên do tế bào u nguyên bào thần kinh tiết catecholamine.
5. Chứng mất điều hòa, rung giật nhãn cầu – giật cơ: biểu hiện bằng các cử động nhãn cầu nhanh như vũ điệu, chân tay co giật và đứng không vững, dáng đi bất thường và các biểu hiện khác của chứng mất điều hòa. Gần 50% trẻ mắc hội chứng trên có u nguyên bào thần kinh.
6. Lồi mắt một bên, bầm tím quanh hốc mắt: khối u thâm nhiễm quanh hốc mắt (thường là một bên) có thể gây ra vết bầm tím đặc trưng quanh hốc mắt (mắt gấu trúc) và lồi mắt.
7. Đau bụng không rõ nguyên nhân: Bụng là vị trí hay gặp nhất của khối u nguyên bào thần kinh nguyên phát, có thể gây đau bụng từng cơn ở trẻ.