Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có nguy cơ chuyển độ bất cứ lúc nào. Vì vậy, ngay cả khi trẻ đã được khám, có chẩn đoán theo dõi bệnh mức độ nhẹ, được kê đơn điều trị ngoại trú, cha mẹ cũng cần theo dõi sát.
Khi trẻ có dấu hiệu như: sốt cao liên tục không đáp ứng thuốc hạ sốt, quấy khóc vô cớ, nôn nhiều, giật mình nhiều, run/ yếu chi,… hay các dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế tái khám để được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể dẫn đến các di chứng thần kinh, tim mạch, thậm chí tử vong.
Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng, bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ không nên chủ quan khi thấy con có các biểu hiện như lên mụn nước, bọng nước ở niêm mạc miệng, ở bàn chân, bàn tay, mông, gối… cần đi khám để xác định bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp.
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có nguy cơ chuyển độ bất cứ lúc nào. Vì vậy, ngay cả khi trẻ đã được khám, có chẩn đoán theo dõi bệnh tay chân miệng độ nhẹ được kê đơn điều trị ngoại trú, cha mẹ cũng cần theo dõi sát.
Khi có bất kỳ dấu hiệu chuyển độ nào như: sốt cao liên tục không đáp ứng thuốc hạ sốt, quấy khóc vô cớ, nôn nhiều, giật mình nhiều, run/yếu chi,… hay các dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế tái khám để được điều trị kịp thời.
Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có vắc-xin phòng ngừa đặc hiệu. Vì vậy, phòng lây nhiễm là rất quan trọng: hạn chế tối đa tiếp xúc giữa trẻ bệnh và trẻ lành, vệ sinh tay thường xuyên khi chăm sóc trẻ, vệ sinh đồ chơi và dụng cụ dùng chung.
Đặc biệt trong mùa dịch tay - chân - miệng, cần chú ý chăm sóc trẻ, đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng đầy đủ nâng cao thể trạng, để trẻ có miễn dịch tốt giúp hạn chế nguy cơ mắc và bội nhiễm các bệnh truyền nhiễm.