Bé trai suýt bị điếc vì không được lấy ráy

PV | 07/03/2023, 12:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Việc lấy ráy tai ở trẻ em quan trọng không kém người lớn, cha mẹ cần chú ý vệ sinh tai cho con mình thường xuyên.

Tuy nhiên, nếu môi trường trong tai trẻ luôn bị ẩm ướt, ráy tai sẽ bám dính, không dễ tự động rơi ra. Trong trường hợp này, ráy tai dễ bị tắc lại trong ống tai, dẫn tới xuất hiện một lượng lớn ráy tai có màu vàng, nhờn dính, hoặc những mảng ráy tai to cứng, đồng thời gây viêm nhiễm.

Vì vậy, một khi phát hiện ráy tai của trẻ quá cứng hoặc ống tai bị ráy tai bịt kín, cần đưa trẻ tới bệnh viện để xử lý. Nếu trẻ lớn nói bị ù tai, đau tai, nghe kém… cha mẹ nên xem có phải ráy tai quá nhiều hay không và đưa đến bệnh viện để khám.

Khi lấy ráy tai cho trẻ cần chú ý gì?

Trong hầu hết các trường hợp, ráy tai của trẻ không thể tùy tiện lấy ra. Nếu cha mẹ thực sự muốn lấy ráy tai cho con thì cần chú ý tới cách làm.

Bé trai suýt bị điếc vì bố mẹ chưa bao giờ lấy ráy tai cho con - 3

Về nguyên tắc, cha mẹ chỉ nên thỉnh thoảng mới làm sạch tai con mình một lần, phạm vi giới hạn bên ngoài ống tai, ở chỗ có thể nhìn thấy bằng mắt.

Vành tai: Dùng tăm bông hoặc khăn sạch hơi ẩm vệ sinh nhẹ nhàng để chùi sạch bụi bẩn, đừng đưa tay vào lỗ tai.

Ống thính giác ngoài: Nếu cảm thấy sợ, tốt nhất cha mẹ nên đưa cho những người có chuyên môn để lấy ráy tai cho con mình. Ráy tai ở vị trí này thường cứng, một số bé nhỏ thường khó ngồi im một chỗ, rất nguy hiểm để lấy ráy tai. Trước khi đến bệnh viện, cha mẹ có thể dùng thuốc nhỏ tai làm mềm ráy tai.

Cách sử dụng thuốc nhỏ tai:

- Để trẻ nghiêng đầu sang một bên hoặc nằm nghiêng trên giường, kéo căng vành tai xuống và ra phía sau để mở ống tai.

- Nhỏ thuốc vào tai, dùng ngón tay ấn nhẹ vào vành tai 3-5 lần để thuốc chảy vào tai, ngày 1 lần, mỗi lần 1-2 giọt, nằm nghiêng ít nhất 5 phút sau khi nhỏ thuốc, dùng liên tục trong 5 ngày.

- Sau khi ráy tai cứng mềm ra, hãy nhờ bác sĩ lấy ra. Tần suất nhỏ tai cho trẻ không nên quá nhiều, tối đa 3 tháng 1 lần.

Chú ý:

Tư thế cho con bú không đúng cách, xì mũi không đúng cách, che miệng và mũi khi hắt hơi, vệ sinh tai không đúng cách rất dễ dẫn đến viêm tai giữa.

Ngoài ra, nước vào ống tai dễ gây viêm tai giữa nên cha mẹ cần chú ý khi gội đầu cho trẻ. Nếu chẳng may nước lọt vào tai, cha mẹ có thể nhét một miếng bông mềm vào ống tai, vài phút sau nước sẽ bị hút ra ngoài.

Một số trẻ nhỏ rất tò mò sẽ nhét các bộ phận nhỏ vào tai, cha mẹ nên chú ý kiểm tra tai của mình thường xuyên. Tình trạng mất thính lực ở trẻ em thường khó phát hiện, đừng đợi đến khi bệnh trở nên nghiêm trọng mới bắt đầu chú ý.

Theo (Nông thôn Việt)
https://nongthonviet.com.vn/be-trai-suyt-bi-diec-vi-bo-me-chua-bao-gio-lay-ray-tai-cho-con-1446573.ngn
Copy Link
https://nongthonviet.com.vn/be-trai-suyt-bi-diec-vi-bo-me-chua-bao-gio-lay-ray-tai-cho-con-1446573.ngn
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bé trai suýt bị điếc vì không được lấy ráy