Thứ nhất là không có quy định về hình thức, hồ sơ, cách làm, quy trình các bước như thế nào để có thể chọn được nhà đầu tư liên doanh, liên kết.
Thứ hai là, giá trị để đưa vào liên doanh, liên kết không tính được. Ví dụ như Bệnh viện Việt Đức với lịch sử gần 120 năm thì giá trị thương hiệu của Bệnh viện Việt Đức ai sẽ định giá? Và giá trị thương hiệu của bệnh viện là bao nhiêu? Vấn đề này, Bệnh viện Việt Đức "không làm được".
Vấn đề tiếp theo là theo quy định của Luật Giá và Nghị định 177 thì giá đất được đưa vào để tính phương án liên doanh, liên kết do UBND cấp tỉnh quy định giá cho thuê, cho mua đất. Trong khi đó, theo quy định của Nghị định 151 thì "phải xác định giá trị cho thuê đất theo giá trị thị trường". Tuy nhiên, không ai biết giá trị thị trường như thế nào và các công ty thẩm định giá không đủ quyền lực, không đủ khả năng, không đủ vai trò pháp luật để xác định.
"Như vậy cả 3 phương án đều tắc!", GS.TS Trần Bình Giang nhấn mạnh.
GS.TS Trần Bình Giang chia sẻ thêm: "Tôi biết rằng đã có nhiều bệnh viện thông báo đến tất cả các khoa, phòng trong bệnh viện trong vòng một tuần nữa, bệnh viện sẽ hết các hóa chất xét nghiệm và chỉ có thể thực hiện theo cấp cứu. Bệnh viện Việt Đức cũng có nguy cơ rơi vào tình trạng đó”.
Vấn đề thứ hai là các vật tư tiêu hao dành cho mổ xẻ, theo thống kê của Bệnh viện Việt Đức, cũng chỉ trong vòng một tháng nữa sẽ hết.
Theo quy định của luật pháp, việc mua các vật tư tiêu hao phải đảm bảo các vật tư đó được phép lưu hành trên thị trường và có giấy phép.
Nhưng hầu hết giấy phép cho các vật tư tiêu hao hiện nay chưa được cấp, chưa được gia hạn nên chúng ta không thể mua được dù chúng ta đấu thầu hay mua.
"Rất mừng vừa rồi chúng ta đã tháo gỡ được vấn đề giấy phép lưu hành cũng như giấy phép về hoạt động các loại thuốc. Nhưng đối với vật tư tiêu hao, đến nay vẫn chưa xử lý được. Đây cũng là một vấn đề "cấp cứu", cần phải xử lý.
Rất mong với sự chung tay góp sức của tất cả các cấp, các ngành, chúng ta có thể tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc để các bệnh viện có thể hoạt động được, phục vụ chăm sóc, điều trị người bệnh. Tuy vậy, là những người trực tiếp tham gia vào công tác điều trị, khám chữa bệnh tại một bệnh viện tuyến đầu của đất nước, có rất nhiều khó khăn, vướng mắc cho đến nay chúng tôi không thể mình tự xử lý được. Ở đây tôi chỉ nói một số khó khăn mang tính cấp thiết", GS.TS Trần Bình Giang chia sẻ.
Vật tư, hóa chất y tế tại các bệnh viện tuyến cuối gần như đã hết Theo GS.TS Trần Bình Giang, hiện tại không chỉ có Bệnh viện Việt Đức mà nhiều bệnh viện đầu ngành khác như Bệnh Bạch Mai, Bệnh viện K ở ngoài Bắc, Bệnh viện Chợ Rẫy ở TP.HCM cũng có rất nhiều khó khăn để bảo đảm cung ứng được các điều kiện phục vụ người bệnh. Đơn cử, hiện tại các bệnh viện lớn trên toàn quốc, vật tư y tế để dành chăm sóc người bệnh gần như đã hết, các hóa chất xét nghiệm để phục vụ chẩn đoán, điều trị cho người bệnh cũng gần như đã hết. GS.TS Trần Bình Giang cho biết, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, theo thống kê, có những xét nghiệm đơn giản như công thức máu chỉ còn một tuần nữa là không còn hóa chất để sử dụng nếu như sử dụng bình thường. Bệnh viện Việt Đức đã họp rất nhiều lần, kể cả họp Đảng ủy, họp Hội đồng khoa học mở rộng tới tất cả trưởng, các bộ phận, đơn vị để tháo gỡ, nhưng vẫn rất khó khăn. |