Các nhà phê bình cho rằng việc đo lường nợ sinh viên đã khuyến khích các trường ưu tiên người học có tài chính cao hơn. Bên cạnh đó, việc sử dụng số liệu chi tiêu của nhà trường đối với mỗi sinh viên đã ủng hộ các tổ chức giàu có hơn.
“Chúng tôi nhận thấy các tổ chức giáo dục pháp luật không nhất quán, đồng thời luôn vận động, thay đổi. Khi bảng xếp hạng được chấp nhận rộng rãi, chúng tôi có thể không nắm bắt được hết các đặc điểm riêng của từng trường", ông Robert Morse, Phó giám đốc và Trưởng bộ phận chiến lực dữ liệu tại US News, cho biết trong thư thông báo.
Được biết, US News sẽ tiếp tục xếp hạng các trường đã từ chối tham gia bằng cách sử dụng dữ liệu các trường công khai hàng năm. Tuy nhiên, bảng xếp hạng này sẽ công bố hồ sơ chi tiết hơn về các trường có phản hồi, nhằm giúp các tổ chức xếp hạng thấp hơn có thể thu hút sự chú ý của sinh viên.
US News vốn được xem là một trong số các bảng xếp hạng uy tín nhất toàn cầu với các tiêu chí xếp hạng được theo dõi chặt chẽ. Khoảng 14 trường luật đã giữ vị trí hàng đầu trong 30 năm qua.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, phần lớn các trường đại học nằm trong top 14 đã thông báo họ không tiếp tục tham gia bảng xếp hạng. Trong đó có trường Luật - Đại học Yale - ngôi trường đứng đầu danh sách trong nhiều thập kỷ), trường Luật ĐH - Harvard, ĐH Stanford, ĐH Northwestern, ĐH Georgetown, ĐH Columbia và ĐH Berkeley.
“Việc xem xét các hoạt động và quy trình xếp hạng của US News trong những tuần gần đây chỉ củng cố quyết định ngừng tham gia xếp hạng của chúng tôi", bà Heather K. Gerken, Hiệu trưởng trường Luật - ĐH Yale, tuyên bố ngày 2/1.