Hiệu ứng áp lực khổng lồ từ trường danh tiếng là một vấn đề được bàn đến khá sôi nổi gần đây. Hãy thẳng thắn. Trong thế giới ngày nay, việc có một mức độ địa vị nhất định là rất quan trọng. Địa vị quan trọng hơn chúng ta muốn nghĩ. Nếu bạn đỗ vào một trường đại học ưu tú, người ta kỳ vọng rằng bạn sẽ tiếp tục làm được những điều vĩ đại. Hãy nhìn vào hồ sơ nghề nghiệp của những người đã theo học tại Harvard và các trường ưu tú khác.
Khi sinh viên tốt nghiệp Harvard lần đầu nộp đơn xin vào trường, họ thường nói về việc cứu thế giới và thành lập tổ chức phi lợi nhuận. Tuy nhiên, gần 60% sinh viên tốt nghiệp Harvard từ năm 2022 đã làm việc trong lĩnh vực Tư vấn, Tài chính và Công nghệ. Dựa trên dữ liệu, có vẻ như tiền là yếu tố quan trọng nhất đối với sinh viên tốt nghiệp Harvard và các sinh viên tốt nghiệp Ivy League nói chung. Sau tiền là địa vị. Tờ Crimson có một bài báo hay với title "Chủ nghĩa nghề nghiệp của Harvard đã giết chết lớp học như thế nào".
Có thể nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng thu nhập trung bình mà sinh viên tốt nghiệp Ivy League kiếm được không quá ấn tượng. Sinh viên tốt nghiệp Đại học Harvard có thu nhập trung bình 10 năm sau khi theo học là 84.918 USD (khoảng 2 tỷ đồng). Con số đó thậm chí còn không bằng mức thu nhập 1% cao nhất đối với một người 32-34 tuổi ở Mĩ. Nói cách khác, nếu bạn không theo học tại một trường đại học tư thục ưu tú, bạn vẫn có thể kiếm được nhiều tiền hơn những người đã học.
Chúng ta chỉ nghe về những người nổi tiếng đã học ở Harvard, như Tổng thống George W. Bush, John F Kennedy, nhà phát minh Internet Al Gore, Chủ tịch Fed Ben Bernanke, người sáng lập Microsoft Bill Gates, nữ diễn viên đoạt giải Oscar Natalie Portman, cựu Đệ nhất phu nhân Michelle Obama hay chí ít là cầu thủ bóng rổ NBA huyền thoại Jeremy Lin.
Nhưng còn hàng ngàn cựu sinh viên tốt nghiệp Harvard đào tạo ra mỗi năm thì sao? Họ làm gì? Câu trả lời thực tế là không phải ai cũng công thành danh toại hay tỏa sáng rực rỡ như chúng ta hình dung. Thế nhưng áp lực cố gắng vào được Harvard (hay các trường nổi tiếng tương tự), cùng với kì vọng tương lai phải thành công có thể đã "nghiền nát" không ít người trong quá trình trưởng thành và xây dựng sự nghiệp. Khi nỗi ám ảnh về việc kiếm thu nhập từ top 1% hoặc top 0,1% và lòng ham muốn không lành mạnh về danh tiếng và tiền bạc vẫn còn, thì đôi khi vào Harvard cũng là một bi kịch.