Sau cú ngã xe, tinh hoàn của chàng trai chui tọt lên bụng. (Ảnh minh họa)
Khoảng 80% trường hợp được báo cáo là nam giới ở độ tuổi giữa 20, từng bị tai nạn xe máy, nhưng chỉ có 6% trong số đó rơi vào tình trạng tinh hoàn bị trật và di chuyển lên bụng.
Trong trường hợp này, chàng trai bị sưng tấy ở bìu, có cục máu đông, máu rỉ ra khỏi tĩnh mạch và động mạch do ảnh hưởng của vụ tai nạn. Điều này có nghĩa ban đầu các bác sĩ không thể kiểm tra tinh hoàn của bệnh nhân một cách chính xác.
Sau khi bác sĩ cầm máu và loại bỏ máu tích tụ ở háng bệnh nhân, họ xử lý các vết thương khác bao gồm gãy xương chậu và kiểm tra bàng quang có còn nguyên vẹn hay không.
Tuy nhiên, sau khi chụp CT, các bác sĩ phát hiện tinh hoàn bị trật và di chuyển lên bụng.
Tinh hoàn đã chuyển sang màu xanh nên các bác sĩ đã làm ấm tinh hoàn cho đến khi nó trở lại màu bình thường, may mắn là nó chưa bị cắt đứt hoàn toàn.
Trong ca phẫu thuật kéo dài một tiếng rưỡi, các bác sĩ đã đưa tinh hoàn trở lại vị trí ban đầu. Họ sử dụng một phương pháp phẫu thuật tương tự khi điều chỉnh dị tật bẩm sinh ở trẻ em – sa tinh hoàn.
Sau 6 tháng, bệnh nhân hồi phục lại trạng thái bình thường, tinh hoàn không bị ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, hormone hoặc sản xuất tinh dịch.
Trong một trường hợp khác, phải mất gần 1 năm sau một vụ tai nạn xe máy, một bệnh nhân mới được chẩn đoán bị trật tinh hoàn do các vết thương khác và máu ứ đọng cản trở việc kiểm tra bìu.
Điều trị chậm trễ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng và cần chẩn đoán nhanh chóng để giảm thiểu tác động tiềm ẩn đến khả năng sinh sản.