Biến phế phẩm nông nghiệp thành than hữu cơ không khói

Hồ Phúc | 10/04/2022, 13:38
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Từ những nguồn phế phẩm tưởng chừng như bỏ đi, hai học sinh Võ Hưng Thái và Nguyễn Thái Đăng Khoa lớp 8/1, Trường THCS Nguyễn Chí Thanh (Đồng Nai) đã nghiên cứu tạo thành than hữu cơ không khói.

Đặc biệt, trong quá trình thực hiện đề tài, Khoa và Thái đã vận dụng được nhiều kiến thức đang học như: Áp dụng công thức tính phần trăm khối lượng từng loại nguyên liệu để đưa ra tỷ lệ phối trộn, quá trình cháy của nhiên liệu, thành phần hóa học của vật liệu sử dụng trong dự án…”.

Những viên than không khói sau khi đã thành phẩm.

Góp phần bảo vệmôi trường

Để kiểm tra chất lượng của than hữu cơ không khói, nhóm dự án đã mang mẫu đến Trung tâm Kĩ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (TPHCM) để kiểm định. Kết quả hàm lượng chất bốc, độ ẩm, độ tro, nhiệt lượng, hàm lượng carbon… đều đáp ứng được tiêu chuẩn của một loại than sạch.

Được biết, trong quá trình thực hiện đề tài có những lúc các thành viên nhóm nghiên cứu có ý định bỏ cuộc. Đặc biệt là giai đoạn làm ra viên than lại không có thiết bị để ép. Bởi khi nhóm nghiên cứu tự chế khuôn ép than bằng vật liệu gỗ, ống nhựa và ép thủ công bằng cách dùng lực tay thì viên than thành phẩm không đạt được độ cứng và độ nén.

Sau đó dưới sự giúp đỡ của nhà trường, cô Hồng đã tìm được một cơ sở ép than bằng máy thủy lực ở tận TPHCM và đem đến nhờ hỗ trợ ép. Kết quả là than đạt được độ cứng, độ nén.

“Thật sự sau quá trình ép, than thành phẩm được đem ra, khi đốt lên đúng như kết quả nghiên cứu cô trò mới cảm thấy nhẹ nhõm”, cô Hồng vui vẻ nói.

Lý giải về việc phối trộn thêm sả và bột năng vào thành phần nguyên liệu để tạo ra loại than hữu cơ không khói này, Thái cho hay, thay vì dùng đất sét để tạo chất kết dính, nhóm dự án đã thay vào đó bằng bột năng.

Ngoài ra, để tạo sự khác biệt so với các sản phẩm than không khói hiện có trên thị trường, nhóm nghiên cứu đã phối trộn thêm sả vào thành phần nguyên liệu. Do đó, than hữu cơ khi thành phẩm đốt lên sẽ tạo hương thơm dễ chịu, có tác dụng xua đuổi muỗi mà lại tạo ra ít tro.

“Loại than chúng em nghiên cứu ra có thể sử dụng như một loại than nướng BBQ, phù hợp sử dụng cho các nhà hàng, quán ăn, quán nướng BBQ. Viên than nhỏ, gọn rất phù hợp cho các gia đình sử dụng nướng đồ ăn khi picnic, đi du lịch... Trong khi đó, lượng nhiệt tỏa ra tương đương với loại than sạch hiện có trên thị trường. Khi dùng để nướng không làm mất đi mùi thơm tự nhiên của món ăn”, Thái phấn khởi nói.

Cô Hồng cũng chia sẻ thêm: “Quá trình chế tạo loại than hữu cơ không chỉ tạo ra được chất đốt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, mà còn mở ra triển vọng giải quyết tình trạng khan hiếm chất đốt ở vùng nông thôn, giảm nạn phá rừng. Lượng tro còn lại sau khi đốt có thể sử dụng bón lót cho các loại cây trồng tại địa phương.

Trong khi đó, quy trình và thiết bị dùng để sản xuất đơn giản, nên có thể triển khai sản xuất trên quy mô vừa và nhỏ. Đặc biệt, loại than mà nhóm dự án nghiên cứu sẽ hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe con người”.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/ket-noi/bien-phe-pham-nong-nghiep-thanh-than-huu-co-khong-khoi-hlAUxHUng.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/ket-noi/bien-phe-pham-nong-nghiep-thanh-than-huu-co-khong-khoi-hlAUxHUng.html
Bài liên quan

(1) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Biến phế phẩm nông nghiệp thành than hữu cơ không khói