Một số nhà máy điện được đầu tư chỉ cho vận hành số giờ cao điểm ít với giá rất cao, việc điều hành hệ thống điện rất khó khăn, làm gia tăng tổn thất điện năng, tạo ra áp lực vốn đầu tư rất lớn để xây dựng nguồn điện mới phục vụ giờ cao điểm.
Thêm vào đó, để duy trì khả năng cung cấp điện giờ cao điểm, cần phải huy động các nhà máy tuabin khí, sử dụng dầu để phát điện khiến chi phí phát điện đẩy lên rất cao. Vì vậy, giá điện giờ cao điểm cao hơn giờ thấp điểm và các giờ khác phản ánh đúng thực tế chi phí sản xuất điện.
Biện pháp áp dụng giá điện theo giờ cao điểm, thấp điểm đã được áp dụng tại rất nhiều nước trên thế giới để giảm bớt phụ tải của hệ thống điện, nhằm điều chỉnh biểu đồ phụ tải sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, đem lại lợi ích cho vận hành hệ thống điện và nền kinh tế quốc dân.
Chưa áp dụng tính giá điện hai thành phần
Bên cạnh đó, nói về lý do Việt Nam chưa áp dụng cách tính giá điện hai thành phần, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, thực tế áp dụng của các nước trên thế giới cho thấy, giá bán điện hai thành phần, gồm giá hiệu suất (kw) và giá điện năng (tính theo kwh) chỉ áp dụng cho khách hàng sử dụng điện vì mục đích sản xuất kinh doanh.
Cơ chế giá thành này không áp dụng cho khách hàng sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt. Do đây là cơ chế mới, cần nghiên cứu, thử nghiệm kỹ lưỡng, tránh tác động quá lớn đến các nhóm khách hàng sử dụng điện.
“Trong thời gian tới, căn cứ vào việc sử dụng điện của các khách hàng, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước đã áp dụng mô hình tính giá điện này, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu, đề xuất áp dụng giá bán điện hai thành phần gồm giá công suất và giá điện năng cho một số khách hàng sử dụng điện cho mục đích sản xuất.
Từ đó mới có cơ sở đánh giá tác động giá bán lẻ điện bình quân đến chi phí sản xuất của khách hàng sử dụng điện”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.