Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, chưa xem xét thay đổi chu kỳ kiểm định của xe kinh doanh vận tải, vì hầu hết quốc gia siết chặt với xe tải hạng nặng; một số nước còn siết chặt hơn Việt Nam. Hiện tại, nước có chu kỳ kiểm định 6 tháng với xe tải sản xuất trên 5 năm là Tây Ban Nha, Trung Quốc, với xe trên 6 năm là New Zealand, xe trên 7 năm là Bồ Đào Nha. Xe chở người trên 9 chỗ từ 15 năm trở lên là nhóm sắp hết niên hạn sử dụng, tiềm ẩn mất an toàn giao thông nên chu kỳ kiểm định vẫn giữ nguyên 3 tháng.
Bộ GTVT đã lắng nghe
Kéo dài chu kỳ kiểm định phương tiện được coi là một trong những giải pháp giảm áp lực cho người dân và đơn vị đăng kiểm trong bối cảnh ngành đang bị quá tải do nhiều nhân sự bị khởi tố, bắt tạm giam vì hàng loạt sai phạm.
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết: Việc sửa đổi Thông tư 16 lần đầu chỉ lấy ý kiến miễn đăng kiểm ô tô mới. Đến lần này đã bổ sung giãn chu kỳ đăng kiểm. Tôi hoan nghênh Bộ GTVT đã biết lắng nghe ý kiến của chuyên gia cũng như của người dân”.
Theo ông Tạo, với việc giãn chu kỳ đăng kiểm thực hiện ngay khi thông tư ban hành và có hiệu lực ngay trong tháng 3 sẽ giúp giãn thời gian đăng kiểm của hơn 3 triệu xe. Đây là điều đáng mừng nhưng nếu làm kỹ hơn sẽ giãn được khoảng 6 triệu xe.
Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho biết, ủng hộ việc điều chỉnh chu kỳ kiểm định ô tô để phù hợp với xu thế của thế giới. Hiện tại, các nhà sản xuất ô tô đều rất quan tâm đến chất lượng phương tiện, đặc biệt là những trang bị an toàn, hệ thống kỹ thuật. Xe gia đình, không kinh doanh vận tải cần được kéo dài chu kỳ kiểm định bởi nhiều gia đình không thường xuyên sử dụng ô tô, lại bảo dưỡng xe cẩn thận.
Sau khi Phó Thủ tướng chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ GTVT nghiên cứu sửa đổi thông tư 16, ngày 8/3, Bộ GTVT có công văn gửi Bộ Tư pháp xin ý kiến về việc ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung thông tư 16 theo trình tự, thủ tục rút gọn. Ngày 10/3, Bộ Tư pháp có công văn thống nhất với việc cần sớm sửa đổi quy định hiện hành để miễn kiểm định lần đầu cho xe cơ giới mới và đề nghị Bộ GTVT bổ sung giải trình rõ hơn về nội dung dự kiến điều chỉnh khác trong dự thảo thông tư. Bộ GTVT đã tiếp thu, thuyết minh làm rõ sự cần thiết.
Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng cho phép bộ trưởng bộ này ban hành thông tư nêu trên theo trình tự, thủ tục rút gọn để đảm bảo giải quyết vấn đề cấp cách phát sinh trong thực tiễn hiện nay. Thời gian ban hành trong tháng 3/2023.
Trước đó, nhiều ý kiến chuyên gia cũng ủng hộ kéo dài chu kỳ kiểm định. Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cũng ủng hộ việc điều chỉnh chu kỳ kiểm định ô tô để phù hợp với xu thế của thế giới. Hiện nay, các nhà sản xuất ô tô đều rất quan tâm đến chất lượng phương tiện, đặc biệt những trang bị an toàn, hệ thống kỹ thuật. Chất lượng ô tô ngày càng được nâng cao trong khi kinh tế - xã hội phát triển, việc quan tâm bảo dưỡng, sửa chữa ô tô của người dân cũng tăng lên, do đó, việc điều chỉnh chu kỳ theo hướng giãn ra là phù hợp.
Tuy nhiên, ông Quyền cũng lưu ý cần tính toán hợp lý khi điều chỉnh chu kỳ kiểm định đối với các xe kinh doanh vận tải, bởi các phương tiện này hoạt động với cường độ cao ít được sửa chữa hơn so với xe gia đình.
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ Giao thông Vận tải đã khẩn trương sửa đổi Thông tư số 16/2021, trong đó sửa đổi quy định cho phép miễn kiểm tra kỹ thuật khi đăng kiểm lần đầu đối với ôtô mới; kéo dài chu kỳ đăng kiểm với các phương tiện mới sử dụng, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, an toàn.