Bộ não của trẻ chăm chỉ đọc với không đọc có sự khác biệt cực lớn: Không lưu ý, 10 năm sau cha mẹ mới ngỡ ngàng

Lưu Ly, | 05/03/2024, 20:11
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Giai đoạn học cấp 1 là giai đoạn vàng để hình thành "bộ não đọc" cho trẻ em.

Khi mới bắt đầu luyện tập hình thành "bộ não đọc", sự phân chia nhiệm vụ đọc của các dây thần kinh khá khó khăn vì cùng một nơ - ron lại thực hiện một công việc riêng biệt.

Thông qua việc học tập và rèn luyện, quá trình này sẽ dần trở nên linh hoạt và hoàn thiện, làm cho tế bào thần kinh phản ứng chính xác hơn. Từ đó, khiến khả năng đọc hiểu được cải thiện và phát triển cao lên.

Giai đoạn tiểu học là giai đoạn vàng để hình thành "bộ não đọc cho trẻ". Thế nên cần có sự kết hợp của nhà trường, gia đình để "dự án này" hoàn thành tốt nhất có thể. Do đó, có thể nói rằng khả năng đọc hiểu được hình thành lúc học tiểu học sẽ quyết định thành tựu cả đời của trẻ.

Trong quá trình phát triển của não đọc không có thể hình thành một sớm một chiều, Thậm chí không thể tăng tốc độ của quá trình phát triển này mà chỉ chỉ có phương pháp duy nhất là đọc hằng ngày, liên tục rèn luyện.

Làm sao để cho trẻ em có được "bộ não đọc"

Bộ não của trẻ chăm chỉ đọc với không đọc có sự khác biệt cực lớn: Không lưu ý, 10 năm sau cha mẹ mới ngỡ ngàng - Ảnh 4.

Tăng từ vựng

Các chuyên gia phát hiện rằng, có một dấu hiệu để biết cho trẻ chưa biết chữ có thể dự đoán đứa trẻ này tương lai có khả năng đọc tốt hay không. Đó là lượng từ vựng.

Từ nhỏ, trẻ được nghe nhiều thì tương lai tỉ lệ gặp phải khó khăn với việc đọc là vô cùng thấp. Ngược lại, nếu trẻ được nghe số lượng từ vựng ít ỏi thì tỉ lệ gặp các khó khăn với việc đọc thì sẽ cao, học tập sẽ khó hơn.

Cho nên hãy dành thời gian nói chuyện với trẻ nhiều hơn, dùng phong phú các từ vựng, cho dù trẻ em nghe không hiểu nhưng việc làm này sẽ có ích cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Bố mẹ cùng đọc với con

Hãy tạo không khí để cho trẻ có hứng thú đọc sách. Nếu bố mẹ xem TV và khuyên đứa trẻ hãy đọc sách thì kết quả con cái sẽ khó mà nghe lời. Vậy nên hay dành thành gian đọc sách cùng con, giúp con hứng thú với việc đọc.

Cho trẻ đọc thứ chúng có hứng thú muốn, dù nó là tiểu thuyết hay truyện

Bố mẹ không nên áp dụng những tiêu chuẩn của người lớn lên con cái. Trong mắt bố mẹ những cuốn sách con nên đọc là những cuốn sách liên quan đến việc học tập. Nhưng trong mắt trẻ thơ chỉ thích đọc những quyển truyện tranh, tiểu thuyết.

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng tiểu thuyết không mang lại tác dụng gì, thậm chí làm cho trẻ em bị ảo tưởng nhưng nhiều cuộc thí nghiệm cho thấy rằng đọc tiểu thuyết có thể tăng cường kết nối thần kinh của não.

Xây dựng bộ não đọc là một quá trình lâu dài, phương pháp duy nhất hữu hiệu là kiên trì luyện tập mỗi ngày. Đương nhiên rèn luyện đi đôi với cả khoa học. Muốn cho trẻ em có "bộ não đọc" thì cần phải trau dồi hằng này. Bên cảnh đó bố mẹ cần nên hiểu cấu tạo chức năng của từng bộ phận trong não sẽ càng có lợi cho việc hình thành "bộ não đọc" của trẻ.

Theo Đời sống & Pháp luật
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/bo-nao-cua-tre-cham-chi-oc-voi-khong-oc-co-su-khac-biet-cuc-lon-khong-luu-y-10-nam-sau-cha-me-moi-ngo-ngang-a405551.html
Copy Link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/bo-nao-cua-tre-cham-chi-oc-voi-khong-oc-co-su-khac-biet-cuc-lon-khong-luu-y-10-nam-sau-cha-me-moi-ngo-ngang-a405551.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ não của trẻ chăm chỉ đọc với không đọc có sự khác biệt cực lớn: Không lưu ý, 10 năm sau cha mẹ mới ngỡ ngàng