Bộ não của trẻ nghiện điện thoại và trẻ không dùng điện thoại có điểm khác biệt rất lớn: Nghiên cứu của ĐH Harvard chỉ ra điều nhất định phải lưu ý

Lưu Ly, | 01/03/2024, 18:47
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Đây là 4 điểm khác biệt lớn nhất của trẻ em không dùng điện thoại và dùng điện thoại. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển và thành công trong tương lai của 1 đứa trẻ

Ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển điện thoại trở thành một vật bất ly thân của con người. Không có gì đáng ngạc nhiên khi có những trẻ em được bố mẹ cho tiếp xúc điện thoại từ nhỏ. Cũng từ đó, trẻ em có khả năng nghiện điện thoại là rất lớn.

Bộ não của trẻ nghiện điện thoại và trẻ không dùng điện thoại có điểm khác biệt rất lớn: Nghiên cứu của ĐH Harvard chỉ ra điều nhất định phải lưu ý - Ảnh 1.

Vì sao nhà sáng lập ra điện thoại Apple lại nói như vậy?

Bởi vì ông biết rằng thiết bị điện tử vô cùng có hại với trẻ em. Không chỉ Steve Jobs mà rất nhiều các tỷ phú công nghệ khác khắc cấm con không được tiếp xúc quá nhiều.

Để tìm hiểu kĩ hơn về sự khác biệt này, Đại học Harvard đã tiến hành một cuộc thí nghiệm.

Thí nghiệm này có 100 trẻ em tham gia và được chia làm 2 nhóm. Một nhóm là các em không tiếp xúc điện thoại, nhóm còn là những đứa trẻ nghiện dùng điện thoại.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, nhóm những đứa trẻ nghiện điện thoại chỉ có 2 em là đỗ đại học, còn nhóm không tiếp xúc thì phần lớn đều đỗ đại học.

Quả thật là cách phá hủy cuộc đời của một đứa trẻ là cho dùng một chiếc điện thoại không kiểm soát.

Từ thí nghiệm trên, đại học Harvard đã rút ra một kết luận là: Khi trưởng thành, so với những đứa trẻ không dùng điện thoại, những đứa trẻ nghiện điện thoại có sự khác biệt rất lớn và được thể hiện thông qua các phương diện sau:

1. Khác biệt trí tuệ

Đây có lẽ là nguyên nhân mà nhiều trường học cấm học sinh mang điện thoại tới lớp. Bởi vì trẻ em còn quá nhỏ, không có khả năng tự kiểm soát bản thân. Những đứa trẻ mà nghiện dùng điện thoại sẽ không tập trung vào việc học tập.

Bộ não của trẻ nghiện điện thoại và trẻ không dùng điện thoại có điểm khác biệt rất lớn: Nghiên cứu của ĐH Harvard chỉ ra điều nhất định phải lưu ý - Ảnh 2.

Đa phần trí thông minh của trẻ em đều như nhau, sự khác biệt lớn nhất là môi trường và cách mà bố mẹ chúng giáo dục.

Thực tế, chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng không có một đứa trẻ nào nghiện sử dụng điện thoại mà thành tích học tập vẫn tốt. Bởi vì tâm trí của chúng không chú tâm vào việc học. Sự khác biệt này thể hiện rõ nhất là học sinh cấp 3. Những đứa trẻ nghiện dùng điện thoại khi lên đến cấp 3 thành tích học tập sẽ giảm sút.

2. Khác biệt thị lực

Khi còn nhỏ, thị lực của trẻ em chưa phát triển toàn diện. Nếu tiếp xúc với thiết bị điện tử quá sớm, mắt sẽ dễ dàng khô, đỏ, bị tật khúc xạ. Ngược lại, những đứa trẻ không xem điện thoại có tỉ lệ bị cận thị thấp hơn nhiều. Đây cũng là điểm mà các bậc phụ huynh có thể thấy dễ dàng nhất.

Bộ não của trẻ nghiện điện thoại và trẻ không dùng điện thoại có điểm khác biệt rất lớn: Nghiên cứu của ĐH Harvard chỉ ra điều nhất định phải lưu ý - Ảnh 3.

3. Khác biệt tính cách

Nghiên cứu còn phát hiện, những đứa trẻ nghiện điện thoại sẽ coi điện thoại là bạn bè của chúng. Chúng có thể không cần bạn bè khác ngoài điện thoại. Dần dần các em không thích giao lưu với thế giới bên ngoài, tính cách cũng có thể khép kín hơn, sau này lớn lên năng lực xã hội bị ảnh hưởng rất lớn.

Ngược lại, những đứa trẻ không thích xem điện thoại sẽ thích đi ra ngoài chơi với những đứa trẻ khác, tính cách cũng hướng ngoại hơn.

Ngoài ra, những đứa trẻ thường xuyên xem điện thoại đa phần sẽ hướng nội, tự ti, không thích giao lưu với người khác. Khi lớn rất khó để hòa nhập thế giới bên ngoài.

4. Khác biệt về sự tập trung

Theo như cuộc điều tra của đại học Harvard, một đứa trẻ 3 tuổi mỗi ngày xem 1 tiếng điện thoại, đến khi chúng 6 tuổi thì sự tập trung giảm đến 10%. Vậy nguyên nhân là do đâu?

Vì điện thoại di động ngày nay được cập nhật rất nhanh, các công năng ngày càng đa dạng, hình ảnh ngày càng bắt mắt, nội dung giải trí trên mạng cũng ngày càng hỗn loạn. Trẻ em dễ tìm được những thông tin giải trí ngắn. Khi tiếp xúc với thông tin, chúng chỉ dừng lại ở việc đọc qua loa. Cứ như vậy, sự phát triển thị lực và thính lực của trẻ em bị tổn thương nghiêm trọng, dễ mất đi khả năng tập trung.

Như mọi cũng biết, khả năng tập trung của một đứa trẻ vô cùng quan trọng. Có thể nói là là năng lực cơ bản để phát triển những năng lực khác, Trong một lớp học, các em học sinh có thành thích khác nhau, vấn đề không phải là sự chênh lệch giữa IQ mà là sự tập trung.

Trên thực tế, rèn luyện sự tập trung cho trẻ là việc khá đơn giản. Bố mẹ có thể có thể lợi dụng tính thích chơi trò chơi của trẻ em mà tổ chức một số trò chơi rèn luyện trí não linh hoạt để thúc đẩy nhịp nhàng của tay, não và mắt.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ não của trẻ nghiện điện thoại và trẻ không dùng điện thoại có điểm khác biệt rất lớn: Nghiên cứu của ĐH Harvard chỉ ra điều nhất định phải lưu ý