Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Bất động sản đang chịu áp lực nặng nề nhất

Theo Công Hiếu/VTC News | 01/06/2023, 06:15
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, số liệu về tình hình đăng ký doanh nghiệp cho thấy kinh doanh bất động sản tiếp tục là lĩnh vực chịu áp lực nặng nề nhất.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có báo cáo giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ tình hình kinh tế, xã hội, ngân sách.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, trong năm 2022, cả nước có 143.198 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2021.  Trong đó, một số ngành có số lượng doanh nghiệp rút lui tăng cao như kinh doanh bất động sản (tăng 42,4%); tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (tăng 35,4%).

Trong 5 tháng đầu năm 2023, theo bộ trưởng có 88.040 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm 2022. Tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực kinh doanh bất động sản (tăng 47,1%), y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (tăng 42%), dịch vụ lưu trú và ăn uống (tăng 32,8%), xây dựng (tăng 25,5%)…

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Bất động sản đang chịu áp lực nặng nề nhất - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. (Ảnh: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

“Số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản rút khỏi thị trường có xu hướng tăng mạnh trong năm 2022 (tăng 42,4% so với năm 2021) và trong 5 tháng đầu năm 2023 (tăng 47,1% so với cùng kỳ năm 2022)”, cho thấy tình hình kinh doanh bất động sản tiếp tục là lĩnh vực chịu áp lực và ảnh hưởng nặng nề nhất” , Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Ngoài bất động sản, một số ngành có số lượng doanh nghiệp rút lui trong năm 2022 tăng cao như tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (tăng 35,4%), giáo dục và đào tạo (tăng 31,2%); thông tin và truyền thông (tăng 28,5%); công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 23,8%); y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (tăng 19,9%); xây dựng (tăng 18,8%)…

Báo cáo của bộ trưởng cũng nêu rõ, doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường đa phần có quy mô nhỏ (từ 0 - 10 tỷ đồng) chủ yếu thuộc nhóm ngành dịch vụ với 101.732 doanh nghiệp, chiếm 71% tổng số doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng 19,6% so với năm 2021. Nhóm ngành công nghiệp và xây dựng có 38.924 doanh nghiệp, chiếm 27,2% tổng số doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng 20,1% so với năm 2021.

Báo cáo cũng nêu rõ doanh nghiệp rút khỏi thị trường có xu hướng tăng nhanh hơn so với số doanh nghiệp gia nhập, tái gia nhập thị trường, ông Dũng cho biết hiện Chính phủ, các bộ, ngành đang thực hiện quyết liệt các giải pháp đồng bộ.

Cụ thể về tiếp cận nguồn vốn, hỗ trợ lãi suất, tìm kiếm thị trường, đơn hàng… để kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn này, đặc biệt là các ngành, lĩnh vực có số liệu doanh nghiệp rút khỏi thị trường gia tăng trong thời gian qua.



Bài liên quan
Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ
Sau khi lãnh đạo doanh nghiệp bị “xộ khám”, nhiều dự án đã thay tên, đổi chủ chờ đổi vận, như dự án D’.Palais de Louis của Tập đoàn Tân Hoàng Minh đổi tên thành Hanoi Signature do Ramond Holdings làm chủ đầu tư. Hay dự án The Lotus Center tại Ciputra của Vimedimex cũng về tay chủ mới nhưng vẫn chỉ là khu đất trống quây tôn…

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Bất động sản đang chịu áp lực nặng nề nhất