Bộ trưởng Nga: Phương Tây trừng phạt nhưng vẫn mua dầu và khí đốt của Moscow

29/05/2023, 12:30
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Theo Bộ trưởng Năng lượng Nga, các nước phương Tây đang dựa vào "các giải pháp thay thế" để nhập khẩu năng lượng Nga.

Dù các đường ống dẫn khí đốt của Nga không nằm trong phạm vi trừng phạt, nhưng hoạt động xuất khẩu khí đốt của Moscow sang EU giảm mạnh sau vụ phá hoại vào tháng 9/2022 nhằm vào các đường ống Nord Stream 1 và 2. Theo Politico, tới giữa tháng 5, EU vẫn chưa đạt được đồng thuận về việc có nên đưa các đường ống dẫn khí đốt của Nga vào phạm vi trừng phạt hay không. 

Vào tháng 3, Bloomberg đưa tin, một số quốc gia EU đã chủ động mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga, trong đó Tây Ban Nha đứng đầu danh sách nhà nhập khẩu vào đầu năm 2023. Theo thống kê, nhập khẩu LNG Nga của Tây Ban Nha tăng 84% kể từ khi xung đột ở Ukraine bắt đầu. 

Pháp cũng là nước nhập khẩu lượng lớn LNG Nga. Trong năm 2022, Paris đã mua 1,9 triệu tấn LNG của Moscow. Theo sau Pháp là Tây Ban Nha (hơn 533.000 tấn) và Bỉ (hơn 310.000 tấn). 

Tây Ban Nha còn là nhà nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch lớn nhất của Nga trong khoảng thời gian từ 1/1 đến 9/3 năm nay, theo Bloomberg. Đứng ở 2 vị trí tiếp theo là Bỉ và Bulgaria. 

Vào đầu tháng 5, EU đề nghị cấm các tàu vi phạm lệnh trừng phạt đi vào các cảng và tuyến đường thủy của EU. Sau đó, ông Josep Borrell, người đứng đầu chính sách đối ngoại của khối, kêu gọi EU cấm nhiên liệu của Ấn Độ được sản xuất từ dầu Nga. 

Trong bối cảnh bị phương Tây trừng phạt, Nga đã chuyển hướng xuất khẩu dầu sang các khu vực khác trên thế giới, đặc biệt là châu Á và Mỹ Latinh. 

Theo (Người đưa tin)
https://www.nguoiduatin.vn/bo-truong-nga-phuong-tay-trung-phat-nhung-van-mua-dau-va-khi-ot-cua-moscow-a610080.html
Copy Link
https://www.nguoiduatin.vn/bo-truong-nga-phuong-tay-trung-phat-nhung-van-mua-dau-va-khi-ot-cua-moscow-a610080.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Nga: Phương Tây trừng phạt nhưng vẫn mua dầu và khí đốt của Moscow