Bù đắp thiếu hụt

18/10/2023, 07:05
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Trong tuyên bố chung nhân chuyến thăm của TT Hoa Kỳ đến Việt Nam tháng 9 vừa qua, có đề cập hai bên sẽ hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực KHCN.

Thực tế cho thấy, những năm qua, Việt Nam đã có chính sách, truyền thông khuyến khích cơ sở giáo dục đại học mở rộng, phát triển các ngành đào tạo STEM; trong đó tập trung vào công nghệ thông tin - truyền thông (ICT), ngành phục vụ nhân lực cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn (Bigdata)…

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, trong giai đoạn 2019 - 2022, số tuyển mới sinh viên đại học khối STEM tăng trung bình 10% mỗi năm, cao hơn so với mức tăng trưởng chung 6,5%. Riêng ngành máy tính và công nghệ thông tin tăng 17,1%; Công nghệ kỹ thuật tăng 10,6%. Đây là những lĩnh vực có mức tăng trưởng trung bình mạnh nhất hằng năm. Đáng nói, các cơ sở giáo dục đại học kỹ thuật công nghệ hàng đầu của Việt Nam đã sẵn sàng về năng lực đào tạo, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ vi mạch.

Cũng cần thẳng thắn nhìn nhận, thị trường lao động lĩnh vực công nghệ vi mạch mới manh nha hình thành, chủ yếu ở dạng tiềm năng. Vì vậy, thách thức lớn nhất là làm sao thu hút được sinh viên theo học các chuyên ngành này và nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu khắt khe của các doanh nghiệp nước ngoài. Nói như Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, công nghiệp bán dẫn là ngành mới ở Việt Nam. Do đó phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đón nhận và phát triển hiệu quả.

Muốn phát triển hiệu quả, một trong những giải pháp quan trọng là cần có chính sách hỗ trợ đồng bộ, dẫn dắt từ phía Nhà nước, chẳng hạn như: Hỗ trợ, khuyến khích người học thông qua gói học bổng, miễn giảm học phí, tín dụng ưu đãi… Ngoài ra, cần thúc đẩy hợp tác ba bên, gồm: Cơ sở giáo dục đại học - viện nghiên cứu - doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhất là với trường đại học, doanh nghiệp đối tác của Hoa Kỳ, có tiềm năng đầu tư tại Việt Nam.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/bu-dap-thieu-hut-post657841.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/bu-dap-thieu-hut-post657841.html
Bài liên quan
Sẽ dành 15% ngân sách khoa học công nghệ để làm chủ công nghệ chiến lược
Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đặt mục tiêu tự chủ và cạnh tranh về công nghệ, nhất là công nghệ chiến lược. Mỗi năm, Nhà nước sẽ dành 15% ngân sách khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để chi cho làm chủ các công nghệ chiến lược.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bù đắp thiếu hụt