Người mẹ nhìn thấy cảnh tượng như vậy, thực sự cảm động, quên cả giận con.
Người mẹ nhìn thấy cảnh tượng như vậy, thực sự cảm động, quên cả giận con. Mặc dù hai anh em thường xuyên cãi vã nhưng vào những thời điểm cần thiết vẫn quan tâm yêu thương lẫn nhau. Chắc hẳn cha mẹ nào cũng chỉ mong con cái đoàn kết như vậy.
Có một câu nói thế này: "Cái người mà thời nhỏ là chuyên gia phản bội, mách tội mình với cha mẹ lại là người chia sẻ nỗi đau và sự khó khăn của mình thật lòng khi đã lớn. Đó là anh chị em ruột". Câu này thật chính xác vô cùng.
Trong những gia đình có hai con, việc cha mẹ so sánh con cái là rất phổ biến. Thậm chí có ý kiến cho rằng đây là hành vi vô ý thức của cha mẹ. Nhà giáo dục nổi tiếng Suhomlinski từng nói, ở đâu có sự so sánh, ở đó có cao thấp, và những đứa trẻ bị so sánh dễ bị tổn thương lòng tự trọng.
Vậy làm thế nào để gia đình hòa thuận, con cái không ganh ghét, yêu thương lẫn nhau? Điều này cần từ chính hành động của cha mẹ. Thứ nhất, đừng vô lý ép buộc "con lớn phải nhường em". Mỗi đứa trẻ đều có nhu cầu cá nhân, đừng bắt con bỏ qua nhu cầu, cảm xúc của mình để nhường em một cách miễn cưỡng.
Thứ 2, đừng so sánh mà hãy tìm ra điểm mạnh của mỗi đứa trẻ. Hãy cố gắng khen ngợi ưu điểm của từng đứa, khiến trẻ nhận ra mình là duy nhất, từ đó xây dựng mối quan hệ hòa thuận với nhau.
Cuối cùng, cha mẹ hãy chú ý nuôi dưỡng tình cảm giữa những đứa trẻ. Trong một gia đình có hai con, rất dễ nảy sinh cảm giác cạnh tranh giữa những đứa trẻ. Con út là "kẻ thù tưởng tượng", là "đối tượng được thiên vị" mà con lớn luôn ám ảnh. Còn con lớn lại là "thủ lĩnh" mà con út cố gắng bắt kịp. Vì vậy, chỉ cần cha mẹ giỏi nắm bắt những chi tiết nhỏ trong cuộc sống và cố gắng tạo nhiều cơ hội giúp vun đắp tình thân giữa con cái thì bầu không khí gia đình sẽ hòa thuận, đầm ấm.