Khí hậu Việt Nam nóng ấm là điều kiện thuận lợi giúp cho giun dễ dàng phát triển gây bệnh ở người. Và cùng với thói quen ăn uống không đảm bảo, thức ăn sống, uống nước lã. Giúp giun sán dễ dàng xâm nhập và tồn tại ở người bệnh.
Theo đánh giá, tỷ lệ nhiễm giun sán còn phụ thuộc vào từng vùng miền, thường tỷ lệ nhiễm giun ở vùng nông thôn cao hơn do hay ăn rau sống, tắm nước sông, đất ẩm giun phát triển mạnh. Và trẻ em là đối tượng mắc giun sán nhiều hơn cả bởi thói quen cho đồ bẩn vào miệng, không rửa tay sạch sẽ trước khi ăn nên dễ bị nhiễm giun và đau bụng giun.
Dấu hiệu đau bụng giun, cần phân biệt với những cơn đau khác
Đau bụng giun ở vị trí nào? Đau bụng giun ở đâu? là những thắc mắc của nhiều người. Thường nhiều người khi có dấu hiệu đau bụng quanh rốn là nghĩ rằng do giun gây ra. Nếu bạn bị đau bụng quanh từng cơn quanh rốn do giun gây ra sẽ có biểu hiện lợm giọng, đau mạnh và buồn nôn. Nếu nhiễm giun đũa sẽ gây ra tắc ruột nguy hiểm tới sức khỏe.
Đau bụng giun có thể xảy ra ở vị trí vùng thượng vị và bụng trên. Giun chui ống mật sẽ khiến đau đột ngột, dữ dội ở vùng thượng vị và hạ sườn phải khiến người nhiễm bệnh phải thay đổi tư thế nằm bằng cách chổng mông hoặc dựng hai chân lên tường cho đỡ đau.
Ảnh minh họa
6 cách phòng bệnh giun sán hiệu quả
+ Tập thói quen vệ sinh trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi chơi đồ chơi ở trẻ em
+ Giữ vệ sinh sạch sẽ, cắt móng tay, chân thường xuyên
+ Không ăn thực phẩm tái sống, sống, uống nước lã. Tạo thói quen ăn chín, uống sôi
+ Không tiếp xúc với đất ẩm, hoặc nếu bắt buôc thì cần mang giày, dép, găng tay
+ Tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần và theo đúng chỉ định của bác sĩ
+ Thăm khám khi có biểu hiện nghi ngờ nhiễm giun sán.