Sau làn sóng ra đi ban đầu, các danh mục mới đã xuất hiện: các công ty đang chờ đợi thời cơ của họ, những công ty gặp khó khăn trong việc thanh lý tài sản và những công ty khác đang cố gắng kinh doanh như bình thường. Theo một cơ sở dữ liệu của Đại học Yale, hơn 1.000 công ty quốc tế đã công khai cho biết họ đang tự nguyện cắt giảm hoạt động kinh doanh ở Nga ngoài những gì mà lệnh trừng phạt yêu cầu.
Những cản trở làm thoái bước
Nhưng Điện Kremlin tiếp tục bổ sung các yêu cầu, gần đây là thuế khởi hành (rút khỏi Nga) “tự nguyện” 10% trực tiếp cho chính phủ, cộng với việc các công ty sẽ phải bán với giá chiết khấu tới 50%.
Tổng thống Putin gần đây đã tuyên bố rằng chính phủ sẽ tiếp quản tài sản của công ty năng lượng Phần Lan Fortum và công ty tiện ích Uniper của Đức, ngăn chặn hoạt động mua bán với mục đích bù đắp cho bất kỳ động thái nào của phương Tây nhằm tịch thu thêm tài sản của Nga ở nước ngoài.
Nhà sản xuất bia Đan Mạch Carlsberg đã thông báo ý định thoái vốn khỏi hoạt động kinh doanh tại Nga - vốn là một trong những hoạt động sản xuất bia lớn nhất ở nước này - vào tháng 3/2022 nhưng gặp phải những rắc rối liên quan đến lệnh trừng phạt và tìm kiếm người mua phù hợp.
Nhân viên nhà hàng Rostic trên phố Tverskaya vào ngày 25/4/2023. Ảnh: AP
Tanja Frederiksen, người đứng đầu bộ phận truyền thông đối ngoại toàn cầu của Carlsberg, cho biết: “Đây là một quá trình phức tạp và mất nhiều thời gian hơn chúng tôi tưởng ban đầu” nhưng hiện tại “gần như đã hoàn thành”.
Một gã khổng lồ bia khác, Anheuser-Busch InBev, đang cố gắng bán cổ phần trong một liên doanh ở Nga cho đối tác Anadolu Efes có trụ sở tại Thổ Nhĩ Kỳ và đã từ bỏ lợi nhuận từ thương vụ này.
Michael Harms, giám đốc điều hành Hiệp hội doanh nghiệp Đông Đức, cho biết các công ty đang bị mắc kẹt trong “'Tam giác quỷ Bermuda' giữa lệnh trừng phạt của EU, lệnh trừng phạt của Mỹ và lệnh trừng phạt của Nga”.
Thuế xuất cảnh 10% do Nga quy định cũng rất phức tạp. Maria Shagina, một chuyên gia về trừng phạt tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Berlin, cho biết các công ty Mỹ sẽ phải được Bộ Tài chính Mỹ cho phép thanh toán thuế này, nếu không sẽ vi phạm lệnh trừng phạt.
Những lý do "chính đáng" để ở lại
Trong một lời giải thích thẳng thắn hiếm hoi, Steffen Greubel, Giám đốc điều hành công ty thanh toán và vận chuyển Metro AG của Đức, cho biết tại cuộc họp cổ đông năm nay rằng công ty phản đối xung đột. Tuy nhiên, quyết định ở lại của họ được thúc đẩy bởi trách nhiệm đối với 10.000 nhân viên địa phương và “cũng vì lợi ích của việc bảo tồn giá trị của công ty này cho các cổ đông".
Tuy nhiên, quyết định ở lại được thúc đẩy bởi trách nhiệm đối với 10.000 nhân viên địa phương và “cũng vì lợi ích của việc bảo tồn giá trị của công ty này cho các cổ đông,” ông nói.
Metro nhận được khoảng 10% doanh thu hàng năm từ Nga, tương đương hơn 2,9 tỷ euro (3,1 tỷ USD).
Trong khi đó, các kệ hàng vẫn đầy ắp như trước xung đột tại các siêu thị Globus, chuỗi siêu thị có trụ sở chính tại Đức với khoảng 20 địa điểm hoạt động tại Moskva.
Quan sát kỹ hơn sẽ thấy rằng hầu hết các nhãn hiệu bia phương Tây đã biến mất và nhiều nhãn hiệu mỹ phẩm đã tăng giá khoảng 50% đến 70%. Có thêm rau của Nga và Belarus giá rẻ hơn. Các sản phẩm tiêu dùng của Procter & Gamble luôn dồi dào ngay cả sau khi công ty cho biết sẽ thu hẹp phạm vi sản phẩm của mình xuống mức thiết yếu.
Globus cho biết họ đã “cắt giảm mạnh” đầu tư mới nhưng vẫn mở cửa hàng để đảm bảo cung cấp thực phẩm cho người dân, lưu ý rằng thực phẩm không bị trừng phạt và viện dẫn “nguy cơ bị tịch thu giá trị tài sản đáng kể thông qua quốc hữu hóa bắt buộc cũng như những hậu quả nghiêm trọng về luật hình sự”.
Tương tự, Bayer AG của Đức, công ty cung cấp thuốc, hóa chất nông nghiệp và hạt giống, lập luận rằng việc họ thực hiện một số hoạt động kinh doanh ở Nga là bước đi đúng đắn. Công ty giải thích họ "giữ lại các sản phẩm nông nghiệp và chăm sóc sức khỏe thiết yếu đối với dân thường - như phương pháp điều trị ung thư hoặc tim mạch, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai và trẻ em cũng như hạt giống để trồng lương thực".