Tự chuẩn bị bữa trưa: Việc ăn trưa ở các cửa hàng bên ngoài chắc chắn sẽ tốn kém. Bởi vậy, nữ chuyên gia đã tự làm đồ ăn và đã tiết kiệm được 2.500 USD/năm (gần 60 triệu VND).
Những cách khác mà Sokunbi áp dụng đó là: không sử dụng truyền hình cáp hay những ứng dụng xem phim trực tuyến, không đến cửa hàng tạp hoá quá nhiều, cố gắng sử dụng voucher giảm giá.
2. Tiết kiệm 30 đến 40% thu nhập của bạn
“Tăng số tiền của bạn không chỉ là hạn chế mọi chi phí mà còn là kế hoạch để tiết kiệm những gì bạn còn lại. Tôi cố gắng tiết kiệm khoảng 500 đến 700 USD cho mỗi loại thu nhập cũng như tiền thưởng hàng năm, là khoảng 1.500 USD (khoảng 35 triệu VND).”
“Một mẹo khác cũng rất có ích. Đó là mỗi lần được thăng chức, tôi vẫn sống với mức chi tiêu định ra từ trước, bởi vậy tôi có thể tiết kiệm được khoản tiền chênh lệch. Kết quả là, tôi tiết kiệm được khoảng 18.000 USD mỗi năm (gần 420 triệu VND). 3 năm sau, tôi tiết kiệm được 50.000 USD (hơn 1,1 tỷ VND) từ công việc này.”
3. Làm thêm một công việc phụ
Làm một công việc “tay trái” trong khi có một công việc toàn thời gian cũng không hẳn là dễ dàng, nhưng những gì bạn có thể nhận lại là rất xứng đáng. Năm đầu tiên kinh doanh, nữ tác giả kiếm được khoảng 10.000 USD (hơn 230 triệu VND), năm thứ 2 là 30.000 USD (gần 700 triệu VND) và những năm tiếp theo thì thu nhập vẫn tiếp tục tăng lên nhờ vào những công việc làm thêm ngoài giờ.
4. Không so sánh với người khác
Bạn có lẽ đã nghe câu nói rằng so sánh là kẻ đánh mất niềm vui, và nó thực sự là như vậy. Rất nhiều lần, mọi người chi tiền mua thứ gì đó chỉ vì người khác cũng có. Bạn không nên cảm thấy cần phải chi tiền để gây ấn tượng với bất kỳ ai. Nếu làm như vậy, bạn có thể chứng kiến tình trạng chi tiêu vượt mức cho phép. Hãy hài lòng với những gì bạn có và quên đi những gì người khác nghĩ.
Tất cả những người phô trương quần áo và xe hơi đắt tiền của họ trên Instagram có lẽ sẽ hối hận một khi nhìn kỹ vào thống kê tài chính của họ và nhận ra họ đã đi xa đến mức nào để có thể đạt được sự độc lập tài chính.