- Cách thứ nhất: Dùng độc vị rễ ba kích (đã bỏ lõi) 10g, sắc nước uống thay trà trong ngày.
- Cách thứ hai: Ba kích 10g, thục địa 10g, nhân sâm 4g, đỗ trọng 10g, ngưu tất 6g; sắc lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày.
- Cách thứ ba: Rễ ba kích (bỏ lõi) 100g, thục địa 40g, đỗ trọng 30g; ngâm với 2 lít rượu trắng tốt, ít nhất một tháng; sau đó hàng ngày sử dụng 2-3 lần, mỗi lần 1 chén con (20ml).
Vị thuốc ba kích chữa đau lưng
3. Bài thuốc bổ thận tráng dương
Trong Đông y, ba kích là một vị thuốc bổ thận tráng dương, nên còn thường được sử dụng để phòng trị tình trạng yếu sinh lý:
- Chữa liệt dương do thận dương hư: Với những biểu hiện như rối loạn cương dương, tai ù, hay quên, lưng đau gối mỏi, sắc diện nhợt nhạt, tinh thần uể oải, người mệt mỏi, sợ lạnh, chân tay lạnh, tiểu tiện nhiều về đêm: Ba kích 12g, bổ cốt chỉ 6g; sắc nước uống trong ngày.
- Chữa hoạt tinh do thận dương hư: Ba kích 12g, ngũ vị tử 6g, nhâm sâm 8g (hoặc đảng sâm 16g), thục địa 16g, nhục thung dung 12g, mẫu lệ 12g, cốt toái bổ 12g; tất cả tán bột mịn, luyện với mật làm viên; ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 12g.
- Dược thiện bổ thận cố tinh, chữa di tinh và tảo tiết (xuất tinh sớm): Lòng gà 2-3 bộ, ba kích 15g; lòng gà làm sạch, thêm nước, cùng ba kích nấu canh ăn.