Cách nhận biết và phòng ngừa cơn tăng huyết áp cấp cứu

04/01/2024, 06:23
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Tăng huyết áp cấp cứu là khi huyết áp lên cao kịch phát, có thể gây tổn thương nặng các cơ quan, dẫn tới tàn phế hoặc tử vong. Vậy làm sao để nhận biết và phòng ngừa hiệu quả?

Dấu hiệu nhận biết cơn tăng huyết áp cấp cứu

Trong cơn tăng huyết áp cấp cứu, huyết áp của người bệnh sẽ đột ngột tăng, có thể lên tới 180/120 mmHg hoặc vượt trên ngưỡng này, kèm theo các tổn thương nặng trên não, tim, thận… như:

- Dấu hiệu tổn thương hệ thần kinh trung ương: Mất thị lực tạm thời, lú lẫn, mất cảm giác, liệt nửa người, co giật.

- Triệu chứng trên tim mạch: Đau ngực, khó thở.

- Triệu chứng khi bị tổn thương thận: Buồn nôn, nôn, rơi vào hôn mê.

Theo Hiệp hội Tim mạch Châu Âu, tăng huyết áp cấp cứu gồm 4 thể:

- Tăng huyết áp ác tính: Cơn tăng huyết áp nặng kèm các tổn thương đáy mắt như phù gai thị, xuất huyết; suy tim, suy thận cấp tính…

- Tăng huyết áp nặng kết hợp các bệnh cảnh lâm sàng phức tạp như thiếu máu cơ tim cấp, suy tim cấp tính…

- Tăng huyết áp nặng đột ngột do u tủy thượng thận.

- Tăng huyết áp nặng và tiền sản giật hoặc sản giật ở phụ nữ có thai với các triệu chứng: Đau đầu, khó thở, co giật, hôn mê…

Tăng huyết áp cấp cứu: Cách nhận biết và hướng dẫn xử trí - 1
Một số triệu chứng của cơn tăng huyết áp khẩn cấp

Cách xử trí cơn tăng huyết áp cấp cứu

Tăng huyết áp cấp cứu là tình trạng nguy kịch, người bệnh cần được cứu chữa kịp thời và quá trình này đòi hỏi sự phối hợp của cả người bệnh, người nhà và bác sĩ.

Với bệnh nhân và người thân

Ngay khi người bệnh phát hiện cơn tăng huyết áp và những dấu hiệu bất thường, hãy liên hệ cơ sở y tế gần nhất để được đưa đi cấp cứu.

Tăng huyết áp cấp cứu: Cách nhận biết và hướng dẫn xử trí - 2
Hãy gọi ngay 115 để bệnh nhân được đưa đi cấp cứu kịp thời

Với chuyên gia y tế

Khi bệnh nhân tới khám, việc đầu tiên là cần hạ huyết áp bằng các thuốc có tác dụng nhanh, mạnh và ít tác dụng phụ, không gây nhịp tim nhanh. Một số thuốc thường dùng truyền đường tĩnh mạch: Nicardipine, Sodium nitroprusside, Labetalol, Hydralazine…

Đồng thời, các chuyên gia cũng cần xác định cơ quan nào đã bị tổn thương do tăng huyết áp và điều trị ngay lập tức cho những cơ quan đó. Bởi nếu không ngăn chặn kịp thời, bệnh nhân sẽ gặp phải những biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết não, nhồi máu cơ tim, phù phổi, suy thận cấp đe dọa tính mạng.

Tăng huyết áp cấp cứu: Cách nhận biết và hướng dẫn xử trí - 3
Xuất huyết não là biến chứng rất nguy hiểm của tăng huyết áp

Dùng thuốc hạ áp, phòng cơn tăng huyết áp cấp cứu

Để ngăn chặn những cơn tăng huyết áp cấp cứu, cách tốt nhất là kiểm soát chỉ số huyết áp. Song song với việc dùng thuốc đầy đủ và duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, nhiều chuyên gia khuyến khích người bệnh kết hợp thêm các thảo dược hoặc các phương pháp tập luyện tác động toàn diện đa cơ chế tăng huyết áp như: Cao cần tây, tỏi, hoàng bá, lá dâu tằm, nattokinase giúp hỗ trợ hạ và ổn định huyết áp trong ngưỡng an toàn, phòng các biến chứng nguy hiểm.

Tăng huyết áp cấp cứu: Cách nhận biết và hướng dẫn xử trí - 4
Các thảo dược tốt cho người bị tăng huyết áp

Tăng huyết áp cấp cứu là tình trạng nghiêm trọng cần được sơ cứu ngay lập tức để giảm tối thiểu các tổn thương nặng, đe dọa tính mạng bệnh nhân. Để phòng ngừa các cơn tăng huyết áp này, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ và giữ nếp sinh hoạt lành mạnh, ổn định.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cách nhận biết và phòng ngừa cơn tăng huyết áp cấp cứu