Theo các bác sĩ, khi bị ong đốt cần phải sơ cứu ban đầu bằng cách:
- Loại bỏ ong, loại bỏ ngòi nọc với phương pháp dùng móng tay hoặc dùng nhíp.
- Rửa vết đốt bằng xà phòng và nước sạch hoặc khử trùng vết đốt bằng cồn 70 độ nếu có điều kiện.
- Băng phủ nhẹ vết đốt bằng băng gạc sạch để bảo vệ và giữ sạch vết đốt.
- Có thể chườm lạnh vùng bị ong đốt để giảm đau và giảm phù nề. Chú ý việc tháo nhẫn, vòng đeo tay ở phần tay bị đốt để tránh chèn ép mạch máu khi có tình trạng phù nề xảy ra.
- Sau đó, theo dõi phát hiện các dấu hiệu bị dị ứng, nhiễm độc để kịp thời gọi nhân viên y tế và đưa trẻ đến cơ sở y tế nơi gần nhất và thuận tiện nhất nhằm kịp thời xử trí.
- Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế đối với các trường hợp phát hiện trẻ có dấu hiệu dị ứng tại chỗ hoặc toàn thân, có vết đốt sưng nề nhiều và lan rộng, bị ong đốt nhiều chỗ với trên 10 vết đốt, có dấu hiệu bị nhiễm độc hoặc có biểu hiện bệnh lý toàn thân như khó thở, đau nhiều, chóng mặt, mệt mỏi, phù mặt, tiểu máu, đại tiện phân lỏng.