Đối tượng được cử đi bồi dưỡng trung hạn (khoảng 3 tháng), ngoài các trường hợp như ở trên còn có thêm cán bộ lãnh đạo cấp sở và tương đương trở lên ở địa phương.
Với đối tượng được cử đi bồi dưỡng ngoại ngữ (khoảng 4 tháng trong nước và 4 tháng ở nước ngoài) phải là người thường xuyên sử dụng ngoại ngữ trong công việc, liên quan đến một trong các lĩnh vực, như đối ngoại, ngoại vụ; hợp tác quốc tế, an ninh quốc phòng; đầu tư, xúc tiến thương mại, du lịch, quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, quản lý dự án với nước ngoài, hợp tác lao động với nước ngoài…
Ngoài các điều kiện, tiêu chuẩn chung như trên, cán bộ được cử đi bồi dưỡng ngắn hạn phải còn đủ thời gian công tác là lãnh đạo, quản lý ít nhất 18 tháng tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu. Đối với cán bộ được cử đi bồi dưỡng trung hạn, còn đủ thời gian công tác là lãnh đạo, quản lý ít nhất 24 tháng.
Cán bộ được cử đi bồi dưỡng phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và Nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật của Đảng, các quy định về bảo vệ chính trị nội bộ. Trường hợp vi phạm có thể bị đình chỉ học tập, kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo...
Theo Kết luận số 39 của Bộ Chính trị, từ nay đến năm 2025, mỗi năm cử đi nước ngoài bồi dưỡng khoảng 400 cán bộ gồm: bồi dưỡng trung hạn khoảng 40 cán bộ; bồi dưỡng ngắn hạn 250 cán bộ; bồi dưỡng ngoại ngữ 120 cán bộ.
Trong giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030, mỗi năm cử đi nước ngoài bồi dưỡng khoảng 500 cán bộ, gồm bồi dưỡng trung hạn khoảng 50 cán bộ; bồi dưỡng ngắn hạn khoảng 300 cán bộ; bồi dưỡng ngoại ngữ khoảng 150 cán bộ