Cận cảnh 'bảo vật' của làng cây cảnh Nam Định, người dân thay nhau chăm sóc, giá nào cũng không bán

27/06/2023, 06:41
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Hai cây sanh cổ có tuổi đời hơn 100 năm từng được chủ nhân gánh bộ vào kinh thành Huế dự thi, đạt giải và được vua Bảo Đại ban thưởng.

Sau đó, nhiều lần hai cây sanh được di chuyển trưng bày tại trụ sở UBND xã. Đến năm 2017, cây được đưa về đặt tại khu vực sân đình làng Vị Khê theo nguyện vọng của người dân.

Đôi cây được người dân khẳng định là vô giá và chưa từng có ý định bán.

Đôi cây được người dân khẳng định là vô giá và chưa từng có ý định bán.

Nói về giá trị của đôi cây này, ông Lực nhấn mạnh: “Chắc chắn so với những cây giá trị hàng chục tỷ đồng trên thị trường thì đôi cây này không hề thua kém. Tuy nhiên, về giá trị thực của nó thì là vô giá bởi dân làng chúng tôi không có ý định bán, chưa từng định giá”.

Tiếp lời ông Lực, thủ nhang đình Vị Khê nói: “Đôi cây là bảo vật của làng chúng tôi, hiện nay đang được giao cho hội nghệ nhân của làng có trách nhiệm chăm sóc và bảo quản. Nhiều lần các lãnh đạo trung ương về thăm đã đánh giá đây là một tài sản tinh thần vô giá. Chúng tôi muốn lưu giữ để truyền từ đời này sang đời khác, duy trì truyền thống làng nghề cây cảnh hơn 800 trăm năm lịch sử”.

Đôi sanh cổ được coi là biểu tượng của làng nghề hơn 800 năm tuổi.

Đôi sanh cổ được coi là biểu tượng của làng nghề hơn 800 năm tuổi.

Cận cảnh "bảo vật"

Sau một hồi trò chuyện, muốn chỉ rõ về giá trị và vẻ đẹp của đôi sanh cổ này, ông Lực trầm giọng phân tích: “Hai cây sanh này được tạo hình theo dáng trực, muốn thể hiện đức tính chính trực của con người. Với tuổi đời hơn 100 năm, đôi sanh được dân làng chúng tôi gọi với cái tên đơn giản là đôi trực cổ. Đôi cây này tính từ gốc lên đến ngọn có chiều cao 2m, ngang 1,6m. Ngày trước khi ông ngoại tôi đưa cây đi dự thi, cây nhỏ hơn hiện nay rất nhiều nên mới có thể gánh bộ vào tận kinh thành Huế”.

Phần thân vỏ xù sì và u cục chỉ những cây có tuổi thọ vài chục cho đến hàng trăm năm mới có được.

Phần thân vỏ xù sì và u cục chỉ những cây có tuổi thọ vài chục cho đến hàng trăm năm mới có được.

Theo ông Lực, có 3 yếu tố chính để đánh giá về giá trị của một cây sanh đó là: Tuổi thọ của cây, dáng cây, và những lớp u cục của cây do thời gian để lại.

Chỉ vào lớp da sù sì, đầy u cục của cây, ông Lực phân tích, để có được lớp thân vỏ như này chỉ những cây có tuổi đời từ vài chục đến hàng trăm năm tuổi mới có được.

Đôi sanh cổ hội tụ đủ yếu tố của một cây sanh giá trị cao.

Đôi sanh cổ hội tụ đủ yếu tố của một cây sanh giá trị cao.

"Từ lúc tôi bắt đầu lớn lên đã thấy đôi cây này ở đó. Nó là biểu tượng của làng nghề, là đôi sanh cổ nhất người làng tôi còn giữ được. Vì thế, chúng tôi coi đôi sanh cổ này là bảo vật, sẽ lưu giữ từ đời này sang đời khác, không có mức giá nào có thể khiến chúng tôi bán nó cả", thủ nhanh đình làng Vị Khê nhấn mạnh.

Thành Lâm

Theo vtc.vn
https://vtc.vn/can-canh-bao-vat-cua-lang-cay-canh-nam-dinh-nguoi-dan-thay-nhau-cham-soc-gia-nao-cung-khong-ban-ar802074.html
Copy Link
https://vtc.vn/can-canh-bao-vat-cua-lang-cay-canh-nam-dinh-nguoi-dan-thay-nhau-cham-soc-gia-nao-cung-khong-ban-ar802074.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cận cảnh 'bảo vật' của làng cây cảnh Nam Định, người dân thay nhau chăm sóc, giá nào cũng không bán