Cận cảnh nhà máy xử lý nước thải 6.000 tỷ đồng, lớn nhất Đông Nam Á tại TPHCM
Theo Duy Anh•28/07/2024 09:35
Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè với mức đầu tư gần 6.000 tỷ đồng, rộng hơn 33ha là một trong những nhà máy xử lý nước thải lớn nhất khu vực Đông Nam Á đặt tại TPHCM.
Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè, tọa lạc tại phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức, hiện là dự án lớn nhất cả nước và khu vực Đông Nam Á với công suất xử lý nước thải đạt 480.000m3/ngày đêm.
Công trình gồm các hạng mục như hệ thống bể lọc, bể xử lý bùn thải, trạm bơm, cống thoát, bờ kè, nhà điều hành... được thi công trên khu vực có diện tích khoảng 38 ha.
Với công suất xử lý 480.000 m3 nước thải mỗi ngày đêm, nhà máy Nhiêu Lộc - Thị Nghè quy mô lớn nhất nước và Đông Nam Á, được áp dụng công nghệ xử lý sinh học hiện đại nhất hiện nay.
Ông Bùi Thanh Tân, Giám đốc Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM, cho biết gói thầu XL-02 là hạng mục lớn và quan trọng nhất của toàn bộ dự án Vệ sinh môi trường TPHCM giai đoạn 2.
Nhà máy xử lý nước thải bao gồm một tòa nhà hành chính, trạm bơm nâng, khu vực tiền xử lý, khu vực xử lý sinh học, bể lắng, khu vực xử lý bùn và xử lý mùi.
Các hạng mục quan trọng như hệ thống bể lọc và xử lý nước thải đã hoàn thiện phần thô. Riêng bể xử lý bùn thải và trạm bơm đang được đẩy nhanh tiến độ.
Khu vực bể SBR xử lý nước thải có dạng hình chữ nhật, phần thành được xây dựng bằng bê tông như một bức tường.
Theo chủ đầu tư, nhà máy áp dụng công nghệ tiên tiến xử lý sinh học MBBR (moving bed biofilm reactor), sử dụng các giá thể dạng di động cho vi sinh vật bám dính và phát triển để loại bỏ các chất hữu cơ trong nước thải. Nước thải sẽ được bơm lên bể xử lý sinh học rồi qua bể làm sạch và lắng trước khi khử trùng bằng tia cực tím (UV).
Công nhân tất bật thi công trên đại công trường dưới thời tiết khắc nghiệt, nắng mưa thất thường.
Khi dự án đi vào vận hành, toàn bộ nước thải của dân cư dọc hai bên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè trải dài qua các Quận 1, 3, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình và Quận 2 cũ sẽ được gom về nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè thông qua hệ thống cống bao dài khoảng 17 km.
Nhà máy này là một trong các hạng mục thuộc dự án Vệ sinh môi trường TPHCM - giai đoạn 2. Trước đó có trị giá 307 triệu USD, sau quá trình đấu thầu cạnh tranh quốc tế đã giảm 72 triệu USD, giá trị xuống còn khoảng 235,1 triệu USD (tương đương gần 6.000 tỷ đồng).
Hiện tổng công suất xử lý nước thải sinh hoạt đô thị của TPHCM là 644.000m3/ngày, chỉ đạt khoảng 40% lượng nước thải hàng ngày. Khi hoàn thành và đưa vào khai thác nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè, TPHCM sẽ nâng công suất xử lý nước thải sinh hoạt đô thị lên hơn 1,1 triệu m3/ngày đêm.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Nhiều ý kiến đề xuất cần phân biệt rõ các loại hình tạp chí, làm rõ cơ chế chuyển đổi số và hoàn thiện hành lang pháp lý để báo chí, đặc biệt là tạp chí khoa học, phát triển đúng định hướng, phù hợp với tinh thần đổi mới sáng tạo.
Trước việc cầu Đuống mới đang được thi công và có tiến độ hoàn thành giai đoạn 2025 - 2026, cho ý kiến về tương lai cầu Đuống cũ, đại diện Bộ Xây dựng vừa cho biết, không bảo tồn mà sẽ dỡ bỏ cầu Đuống cũ khi cầu mới xây xong.
Chiều 23/4, theo chương trình phiên họp thứ 44 sửa đổi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.