Cần kiêng những loại thực phẩm nào khi dùng thuốc Đông Y?

Phạm Hoa | 01/10/2023, 09:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Kiêng kỵ nghĩa là lựa chọn thực phẩm sao cho có thể hạn chế những tác dụng không mong muốn của thức ăn, đồ uống đến công dụng của thuốc, đồng thời, nâng cao hiệu quả điều trị.

Vì sao phải kiêng một số thực phẩm khi dùng thuốc Đông Y?

Thuốc Đông Y chia làm ba loại chính:

Loại 1: Thuốc bắc là loại thảo dược được trồng trên đất Bắc (Trung Quốc) rồi mua về Việt Nam làm thuốc.

Loại 2: Giống của Trung Quốc nhưng mang về Việt Nam trồng và thu hoạch làm thuốc gọi là bắc di thực. Loại này khá phổ biến.

Loại 3: Thuốc mọc tự nhiên hay do người Việt trồng và thu hái.

Có 2 loại kiêng kị khi dùng thuốc Đông Y là kiêng vì vị thuốc và kiêng vì bệnh của người uống thuốc.

Kiêng vì vị thuốc là sự tương ố, tương phản giữa các vị thuốc hay các vị thuốc với thực phẩm ăn hàng ngày mà có tác dụng không tốt với nhau. Ví dụ như trong thuốc có nhân sâm thì cần kiêng củ cải hoặc các loại rau cải nói chung vì sâm và cải tương ố nhau, mất tác dụng bổ khí của nhân sâm.

20211211_151334_509017_chua-lac-noi-mac-tu-c.max-800x800.jpg
Trong thời gian dùng thuốc người bệnh cần tránh một số thực phẩm mang tính đối lập với chiều hướng của thuốc.

Kiêng vì bệnh của người dùng thuốc là kiêng do cơ chế bệnh không dung nạp các loại thực phẩm đó, nếu cố tình sử dụng thì mất công hiệu của thuốc. Ví dụ như bệnh tăng huyết áp thì bắt buộc phải ăn giảm muối, chất kích thích, cà phê. Bệnh đau lưng nên kiêng ăn rau rút, bầu, bí đao. Bệnh táo bón, viêm dạ dày thì không nên ăn các thức ăn cay nóng…

Một số kiêng kị thực phẩm khi dùng thuốc Đông Y

Khác với các loại thuốc tân dược, thuốc y học cổ truyền có nguồn gốc thiên nhiên và phong phú. Mỗi vị thuốc được đặc trưng bởi tính và vị. Mỗi vị thuốc lại có những khuynh hướng tác dụng khác nhau từ đó mà tạo ra công năng chữa bệnh của từng vị thuốc

Những tác động liên quan đến quá trình hấp thu phân bổ thuốc đều ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của thuốc, nhất là chế độ ăn uống kiêng khem, cách thức uống thuốc. Trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến một số điều kiêng kị trong ăn uống khi dùng thuốc Đông y.

Trong thời gian dùng thuốc người bệnh cần tránh một số thực phẩm mang tính đối lập với chiều hướng của thuốc.

Các thuốc thanh nhiệt, giải độc: Dùng điều trị cắt chứng dị ứng ban chuẩn. Nên tránh các loại hải sản như cua, cá biệt, sò, ngao, nhộng, lòng trắng trứng đây là những protein lạ, là các dị nguyên làm tăng nguy cơ dị ứng. Đông y khuyên khi dùng thuốc có kinh giới chữa dị ứng thì không nên ăn thịt gà, nhất là da gà dễ gây phong ngứa.

Thuốc thanh nhiệt an thần: Không nên dùng các món có vị cay, nóng như rượu, ớt, hạt tiêu, thịt chó vì nó sẽ làm cho tà nhiệt tăng thêm.

Các thuốc giải cảm: Cần kiêng kị các chất chua mặn vì thuốc có tính chất phát tán, phát hãn, giải biểu mà vị chua mặn lại có tác dụng thu liễm ngược chiều tác dụng của thuốc.

Thuốc ôn lý bằng hàn, thuốc tinh ôn giải biểu cần mang lại sự ấm áp cho cơ thể, không nên ăn các thức ăn tanh lạnh, như cua, ốc, thịt trâu, thịt trâu, ba ba rau sống, rau dền, mùng tơi, vì những thức ăn này làm cho hàn tà khó giải.

Thuốc để kích thích tiêu hóa bổ dạ dày, kiện tỳ, tiêu thực đặc biệt là thuốc chữa bệnh cam trẻ em, kiêng các thức ăn có dầu mỡ khó tiêu. Những thức ăn này gây nê trệ, làm cho hấp thu của hệ tràng vị vốn đã kém lại càng khó khăn hơn.

Thuốc có mật ong không nên ăn hành, bởi mùi hành làm mất mùi thơm, vị ngọt của thuốc, hạn chế tác dụng nhuận bổ của mật ong, chưa kể, có những tương tác bất lợi. Hành giã nát trộn với mật ong chỉ được dùng ngoài trị bệnh viêm da có mủ.

Những thuốc thanh phế trừ đàm: Khi dùng không nên ăn chuối tiêu dễ gây rối loạn tiêu hóa.

Không nên ăn rau quả có tính lợi tiểu như cải bẹ khi uống các thuốc bổ dương. Nói chung theo kinh nghiệm cổ truyền người ta kiêng ăn đậu xanh, kể cả giá đỗ và cải, 2 thứ này được coi là giã thuốc.

Thực chất do tác dụng lợi tiểu của nó mà đông y cho rằng sẽ làm tăng khả năng thải trừ của thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

thuc-diaunnamed1.jpg
Cần tránh dùng thục địa với rau muống.

Trong thời gian uống thuốc cũng không nên uống sữa và nước chè, trừ một số bài thuốc cổ phương dùng lục trà làm vị.

Bởi dịch sắc thuốc bao gồm các chất có thành phần hóa học thường gặp là các chất, glycoside, alcaloide, flavonoid, taninoid, đường, tinh bột, các chất gồm nhựa pectin, các tinh dầu, vitamin và một số muối vô cơ khác tùy theo thang thuốc hoặc mục đích điều trị.

Khi dùng chung với sữa hoặc nước chè dễ tạo ra các chất phức hợp với các thành phần trong thuốc gây cản trở trong việc thu ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc.

Bên cạnh đó, những người tỳ vị hư hàn hoặc uống thuốc ôn thông kinh lạc, khử hàn trừ thấp, kiện tỳ noãn vị không nên ăn các thức ăn sống, lạnh.

Những người mắc bệnh âm hư, hỏa động: Đại nhiệt, háo khát uống nước hoàn dương để dưỡng âm tăng dịch hoặc thuốc thanh nhiệt lương huyết không được ăn các thức ăn cay nóng.

Khi uống thuốc, không nên ăn thực phẩm có nhiều dầu mỡ thường trợ thấp sinh đàm, làm giảm quá trình hấp thu của thuốc.

Hiểu và sử dụng đúng thuốc, đúng thực phẩm sẽ giúp tăng cường công hiệu của thuốc, cơ thể nhanh hồi phục và sức khỏe đảm bảo, dẻo dai hơn.

Bài liên quan
15 học sinh 4 trường ở Thủ Đức nhập viện, nghi ngộ độc thực phẩm
15 học sinh 4 trường tiểu học ở TP Thủ Đức đã phải nhập viện cấp cứu với các triệu chứng ói, chóng mặt, được chẩn đoán nhiễm trùng tiêu hóa, nghi ngờ ngộ độc thực phẩm

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần kiêng những loại thực phẩm nào khi dùng thuốc Đông Y?