Cô trò Trường THPT DTNT N’Trang Long (tỉnh Đắk Lắk). |
Để bài làm không đi theo lối mòn, văn mẫu cô Lương cho rằng: “Học sinh cần chú ý cách làm các dạng đề nghị luận văn học, biết vận dụng kiến thức nền tảng để giải quyết yêu cầu của đề ra.
Khi thực hành viết bài, giáo viên cần khuyến khích đưa ra những cách hiểu, suy nghĩ khác, hướng giải quyết khác, hợp lí cho một vấn đề, giáo viên cần có lời khen phù hợp để động viên, khích lệ khi học sinh có bài viết tốt”.
Theo cô Lương: “Điều quan trọng trong dạy học Ngữ văn chính là việc truyền cảm hứng, niềm say mê văn chương cho người học, trong đó có việc tạo tâm thế tiếp nhận môn học và bài học cho học sinh.
Giáo viên cần phải trở thành những “nghệ sĩ” trên bục giảng, giờ học có thể mở đầu bài học bằng việc hát một câu hát, câu hò; kể một câu chuyện ngắn; chia sẻ những cảm xúc của bản thân về cuộc sống… liên quan đến chủ đề bài học sắp giảng dạy. Đồng thời, có thể tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi ô chữ, sân khấu hoá các tác phẩm văn học để giúp học sinh hứng thú hơn.
Ngoài ra, để tạo hứng thú, đam mê văn chương cho học sinh, nhà trường và giáo viên giảng dạy cần tổ chức các câu lạc bộ, các chuyên đề thảo luận, ngoại khóa nhằm tăng cường khả năng tranh luận, khả năng giao tiếp, ứng xử của các em học sinh; tránh tình trạng chỉ học lý thuyết suông làm cho việc học không gắn với thực tiễn, dễ gây nhàm chán cho người học”.
“Nghiên cứu tài liệu, đọc sách báo giúp học sinh chọn lọc ngôn ngữ và bổ sung những kiến thức, kỹ năng cho phần nghị luận xã hội. Nhưng chỉ nên tham khảo vào những lúc cần thiết, tránh lạm dụng vào nó quá nhiều. Chỉ cần chú ý những sự kiện mới trong xã hội thông qua báo đài, truyền hình, mạng internet, xem qua một vài tin tức xã hội trong và ngoài nước để tìm hiểu thêm những thông tin mới mẻ, sẽ giúp ích hơn rất nhiều”, Cô Thái Thị Lương – tổ trưởng tổ Ngữ văn, Trường THPT DTNT N’Trang Long (tỉnh Đắk Lắk) chia sẻ.