Nhá chỉ hành động đi cất vó, phương ngữ Phú Yên. Cái vó là dụng cụ để bắt cá thủ công, nhất là hứng cá lũ. Cái vó giống hình chiếc nón lá để ngửa; phía dưới có tấm lưới rộng được thắt chặt vào các thanh tre chéo nhau gọi là càng vó, có một sợi dây cột ở trọng tâm để kéo lên mà xúc cá.
Tuy nhiên, muốn có cá, khi hạ xuống, tấm lưới phải bung ra. Miệng vó phía bên hứng cá cần hạ sát đáy sông. Còn phía bên kia, cọng dây phải căng cho thẳng để nâng cao miệng vó, để khi cá vào trong rồi không ra được.
Khi mang nhá ra khỏi nhà, thường người ta sẽ túm lại cho gọn, dễ di chuyển. Nhá hứng cá nên có mùi tanh, lại ươn ướt. Muốn bắt được nhiều cá, người kéo phải biết chỉnh vó, canh nước, đón luồng cá chạy.
Ngày nay hình ảnh những chiếc vó thô mộc đã thưa thớt dần. Với những đứa con xa quê, hình ảnh cái vó còn nhắc nhớ về những kỷ niệm, bởi vậy mới có câu da dao:
"Còn đây cái vó bên sông
Dẫu có theo chồng em vẫn nhớ quê".