Cha mẹ chú ý 4 nên, 3 không khi chọn người giúp việc chăm sóc con nhỏ

An Chi, | 20/09/2023, 19:12
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Việc chọn người giúp việc luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là những gia đình có con nhỏ.

Sau khi sinh con, hết 6 tháng nghỉ thai sản, mẹ phải quay trở lại với công việc của mình. Lúc này nếu trong nhà có người thân hỗ trợ trông nom bé thì quá tốt. Tuy nhiên nếu không có ai chăm sóc con nhỏ lúc mẹ đi làm thì gia đình buộc phải nghĩ đến phương án tìm người giúp việc.

Tìm người chăm sóc và trông nom con trẻ khi mẹ đi làm là vấn đề mà nhiều gia đình phải đau đầu. Bởi không phải nhà nào cũng có thể tìm được người ưng ý.

Dưới đây là 4 điều nên, 3 điều không khi chọn người giúp việc chăm sóc con nhỏ, cha mẹ nên tham khảo nhé!

4 điều nên khi chọn người giúp việc chăm sóc trẻ nhỏ

1. Nên chọn người khỏe mạnh, có kinh nghiệm

Trông nom và chăm sóc 1 đứa trẻ không phải là "việc nhẹ lương cao". Đây là công việc khá mất sức, cần người khỏe, có kinh nghiệm chăm trẻ. Bởi các bé thường hiếu động, chỉ cần 1 chút lơ là thôi là hậu quả khôn lường.

Một người trông trẻ tốt phải thành thạo các kĩ năng cơ bản như: Tắm và vệ sinh cho bé, cho bé ăn uống, xử lý được các tình huống khẩn cấp khi bé ốm và chơi được với trẻ… Những người có kinh nghiệm thì gia đình không mất thời gian đào tạo, họ cũng ít khi khiến bạn phật lòng.

2. Nên chọn người giúp việc yêu thương, biết chăm sóc trẻ

Phụ huynh nên chọn những người giúp việc yêu trẻ, và biết cách chăm sóc trẻ nhỏ.

Thời gian vừa qua, nhiều vụ việc người giúp việc, bảo mẫu bạo hành trẻ được phanh phui khiến các ba mẹ không khỏi lo lắng. Vì vậy, để nhận biết người giúp việc có yêu thương con mình hay không, ba mẹ hãy dành nhiều ngày liền để quan sát từng cử chỉ, ánh mắt của họ để thấy rằng sự ân cần, chăm sóc đó có phải thật tâm hay không. Giúp việc yêu trẻ, chăm sóc trẻ cẩn thận mẹ cũng yên tâm hơn khi giao con cho họ chăm sóc.

3. Nên chọn người giúp việc có phẩm chất đạo đức tốt, cư xử phù hợp

Khi người giúp việc chăm trẻ có cách cư xử tốt thì ba mẹ cũng yên tâm giao con cho người giúp việc chăm sóc, dạy dỗ. Ngược lại, nếu người giúp việc có nhiều tính xấu ví dụ như lười biếng, ăn cắp vặt,... bạn sẽ không thể nào yên tâm khi ra khỏi nhà.

Những người gần gũi trẻ những năm đầu đời vô cùng quan trọng vì bé có thể bị người lớn ảnh hưởng phần nào đến sự hình thành tính cách, nhận thức. Một người giúp việc chăm trẻ có tính cách, phẩm chất, đạo đức tốt, biết cách cư xử đối đãi với mọi người sẽ giúp bé bắt chước và học hỏi rất tích cực.

Và dù người đó có chăm trẻ tốt và đạo đức thế nào đi chăng nữa, cha mẹ cũng vẫn nên lắp camera ở nhà để quan sát lúc mình không ở đó. Điều này giúp bố mẹ ứng phó kịp thời với tình huống khẩn cấp.

4. Tìm người giúp việc có lối sống phù hợp với gia đình

Ngày nay các gia đình trẻ thường có xu hướng thuê người giúp việc trẻ tuổi, bởi họ phù hợp với lối sống hiện đại và văn hóa gia đình. Nhiều gia đình có con nhỏ cũng thường chọn người giúp việc độ tuổi trung niên bởi họ đã trải qua quãng thời gian chăm con, chăm cháu nên sẽ có kinh nghiệm chăm sóc trẻ nhỏ. Tuy nhiên đôi khi phong cách sống của họ khác với gia đình bạn. Điều này có thể gây phiền hà hoặc thái độ không vừa ý cho bạn, thậm chí là cả người giúp việc đó.

Mặt khác gia đình ở thành phố cũng nên cân nhắc khi chọn người giúp việc từ quê lên. Bởi họ có những khác biệt về văn hóa, sinh hoạt với chủ nhà. Trước khi chấp nhận người nào đó làm việc cho mình, chủ nhà nên trao đổi thẳng thắn và thống nhất với họ về các điều kiện khi làm việc, chăm sóc con nhỏ. Ví dụ: thời gian trẻ ngủ và thức bao lâu trong ngày, trẻ ăn dặm thế nào, con ti sữa bao nhiêu ml,... để tránh những thói quen làm việc, lối sống của người giúp việc không phù hợp với cách chăm con của bạn, làm bạn không hài lòng.

Cha mẹ chú ý 4 nên, 3 không khi chọn người giúp việc chăm sóc con nhỏ - Ảnh 1.

3 điều không nên khi chọn người giúp việc chăm sóc trẻ nhỏ

1. Coi thường, không tôn trọng người giúp việc

Người chủ nên có thái độ tôn trọng, lịch sự với người giúp việc, đó cũng là cách ba mẹ làm gương cho con về cách cư xử với người xung quanh. Bạn hãy tôn trọng những lúc người giúp việc cần không gian riêng tư, hay cảm xúc của họ. Nếu chủ nhà đối đãi chân thành, có thể họ cũng sẽ coi trẻ như con cháu của mình mà chăm sóc, yêu thương.

2. Không nên bỏ bê con cái, giao hết mọi trách nhiệm cho người giúp việc

Đây là lỗi phổ biến ở rất nhiều gia đình trẻ hiện nay. Họ cho rằng chỉ cần thuê một người chăm sóc là có thể bỏ bê nhà cửa, tập trung làm việc, chơi bời mà không cần quan tâm đến con cái. Đầu tiên, người giúp việc chỉ là người giúp đỡ một số phần công việc trong gia đình. Tiếp theo, trẻ nhỏ có phát triển tốt hay không cần sự đồng hành rất lớn của cha mẹ. Dù có bận bịu thế nào cũng không nên đổ hết mọi việc cho người giúp việc.

3. Kiểm soát, cấm đoán người giúp việc một cách thái quá

Nhiều gia đình cho rằng bỏ tiền ra thuê người về nghĩa là gia chủ có quyền sai bảo, kiểm soát người giúp việc. Tuy nhiên, cách làm này về lâu về dài khiến người giúp việc nảy sinh tâm lý khó chịu, chống đối và thậm chí là nghỉ việc ngay khi có thể.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
  • Phó Chủ tịch Quốc hội: Xe thang chữa cháy đến 7 tầng, nhà lại xây tới 13 tầng
    một giờ trước Thời sự
    Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu thực tế và đặt vấn đề: Xe thang chữa cháy đến được bao nhiêu tầng, trong khi nhà xây có số tầng vượt xa khả năng của xe chữa cháy?
  • Hải Phòng dự kiến mở rộng đô thị trung tâm sang những khu vực nào?
    một giờ trước Quy hoạch
    Thành phố Hải Phòng. Chương trình phát triển đô thị thành phố Hải Phòng trên toàn bộ phạm vi ranh giới đơn vị hành chính của thành phố Hải Phòng, bao gồm bao gồm cả nội thành, ngoại thành của thành phố, trên 15 đơn vị hành chính trực thuộc với 7 quận nội thành (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Đồ Sơn, Dương Kinh), 8 huyện ngoại thành (An Dương, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo) và được có giới hạn trong phạm vi. Cụ thể, phía Bắc, Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Nam, Tây Nam giáp tỉnh Thái Bình; phía Đông, Đông Nam giáp Vịnh Bắc Bộ; phía Tây giáp tỉnh Hải Dương. Chỉ tiêu phát triểu đô thị giai đoạn đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hoá thành phố Hải Phòng đạt khoảng 60-70%; Mật độ dân số toàn đô thị 2.000 người - 3.000 người/km2; Tỉ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố, đến năm 2025 đạt 31% - 32%. Diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người thành phố đạt tối thiểu 29,2m2/người. Số lượng quận, danh mục quận...
  • Kỹ năng then chốt để thúc đẩy học tập suốt đời
    một giờ trước Giáo dục
    Ông Trần Minh Tuấn, Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, kỹ năng số là kỹ năng then chốt để thúc đẩy học tập suốt đời.
  • Ông Nguyễn Đức Tài: Số nhân viên bị giảm chủ yếu do tự xin nghỉ
    1 giờ trước Thời sự
    Thế Giới Di Động giảm gần 5.000 nhân viên trong ba tháng đầu năm, ông Nguyễn Đức Tài giải thích do họ tự xin nghỉ, tỷ lệ sa thải rất thấp.
  • Tạo ra thiết bị tàng hình nhờ… côn trùng
    1 giờ trước Tinh hoa
    Con rầy - một loài côn trùng ăn lá phổ biến tiết ra những hạt nhỏ brochosome, có thể là nguồn cảm hứng để các nhà khoa học chế tạo công nghệ tàng hình.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cha mẹ chú ý 4 nên, 3 không khi chọn người giúp việc chăm sóc con nhỏ