Điều này không phải không có lý. Những thứ càng bị hạn chế và cấm đoán, chúng càng có thể khơi dậy những ham muốn sâu xa nhất ở trẻ. Nói cách khác, cha mẹ muốn con hứng thú hơn với việc học thì phải tìm cách khơi dậy trí tò mò, ham học hỏi của con. Suy cho cùng, động lực bên trong thực sự của trẻ không bao giờ là do cha mẹ "ép buộc".
Trẻ con vốn nổi loạn, càng thúc ép trẻ càng muốn trốn tránh, giáo dục càng kém hiệu quả. Nhưng nhiều bậc cha mẹ lại phớt lờ tâm lý của con cái nên sẽ xảy ra tình trạng "càng học càng ngốc nghếch".
Bác sĩ tâm lý người Nhật Hiroko Mizushima đã chỉ ra rằng, người lớn và trẻ em có nhịp sống sinh học khác nhau. Việc bố mẹ thường xuyên thúc giục con cái sẽ gây ra nhiều tác động xấu đến trẻ.
Nhà khoa học về não bộ ở Trung Quốc Lin Chengzhi cũng từng khẳng định: "Nhanh lên là một từ cấm trong quá trình muốn phát triển não bộ và tăng khả năng tập trung".
Điều này là do 0 - 6 tuổi là giai đoạn "phát triển tốc độ cao" não bộ của trẻ. 7 - 12 tuổi là giai đoạn phát triển quan trọng của não bộ, hằng ngày có vô số tế bào thần kinh thiết lập kết nối, vô số khớp thần kinh được tạo ra và vô số thông tin được đưa vào não bộ thông qua 5 giác quan.
Sự thúc giục của bố mẹ cản trở rất nhiều đến hoạt động của não bộ, trong cơn hoảng loạn, não bộ chỉ nhận được những chỉ dẫn: "Đừng mất thời gian để làm những gì bạn đang làm ngay bây giờ, hãy hoàn thành nó một cách nhanh chóng".
Vì vậy, não bộ sẽ cắt việc đang tập trung để chuyển sang việc khác, điều này khiến trẻ mất đi cơ hội suy nghĩ và khám phá. Theo thời gian, đứa trẻ hình thành thói quen xấu là làm mọi việc thiếu suy nghĩ.
Bên cạnh đó, việc thúc giục không giúp trẻ hình thành thói quen tốt mà chỉ khiến chúng xem bố mẹ như đồng hồ báo thức và dựa dẫm vào bố mẹ trong mọi việc.
Ngoài sự phản kháng thụ động trong hành vi, việc bố mẹ thúc giục nhiều cũng sẽ dẫn đến tâm lý "trả đũa" tiêu cực ở trẻ.
Tức là khi phải nghe bố mẹ thường xuyên nhắc nhở, thúc giục, nó sẽ vượt quá giới hạn tâm lý của đứa trẻ, khiến chúng trở nên nóng nảy, phản kháng lại.
Giáo sư tâm lý học Tim Pychyl tại Đại học Carleton, Canada đã chỉ ra: "Sự trì hoãn là một vấn đề điều chỉnh cảm xúc ở trẻ em".
Ông tin rằng, sự thúc giục mù quáng của bố mẹ sẽ khiến trẻ cảm thấy mất lòng tin và mất dần tính tự chủ.
Sự lo lắng của bố mẹ giống như một lời nguyền, giết chết nhiệt huyết của trẻ từng chút một mỗi ngày.
Một đứa trẻ nếu không có động lực học và làm việc sau này, chúng không thể có một tương lai tốt đẹp.
Và một đứa trẻ không có động lực làm việc sẽ chỉ có một tương lai hẹp hơn.