Những đứa trẻ có tiềm năng học tập thường có năng lực cơ bản vững chắc. Cha mẹ của những đứa trẻ này rất chú trọng tới việc bồi dưỡng các kỹ năng cơ bản cho con mình như đọc, tư duy, quản lý thời gian... Hơn nữa, họ còn tạo ra cơ hội để trẻ thực hành và vận dụng hiệu quả những gì bản thân học một cách linh hoạt.
Cha mẹ của Tiểu Hoàng từ nhỏ đã chú trọng tới khả năng đọc của con gái mình. Họ dành thời gian cố định mỗi ngày để cùng con đọc sách, hướng dẫn con cách tóm tắt cốt truyện, phân tích các nhân vật và rút ra các bài học thông qua câu chuyện trong sách.
Theo thời gian, tốc độ đọc và khả năng hiểu của Tiểu Hoàng cải thiện đáng kể, điểm số của cô bé luôn nằm trong top đầu của lớp.
3. Khuyến khích trẻ đối mặt với thử thách
Trong quá trình học, chắc chắn trẻ sẽ đối diện với nhiều khó khăn và thử thách. Lúc này, một số cha mẹ sẽ khuyến khích con mình dũng cảm đối mặt với khó khăn, hướng dẫn con cách vượt qua thất bại, đồng thời trau dồi khả năng đối mặt với nghịch cảnh.
Những đứa trẻ như vậy có thể giữ bình tĩnh và chịu khó học tập, chúng không dễ dàng bỏ cuộc mà tích cực tìm ra các giải pháp cho các vấn đề.
Bảo Bảo là một đứa trẻ thường xuyên gặp vấn đề trong môn Toán nhưng cha mẹ cậu chưa bao giờ bỏ cuộc. Khi thấy con trai gặp khó khăn trong việc học, cha mẹ cậu thường xuyên hướng dẫn tỉ mỉ và kiên trì giảng giải cho tới khi con hiểu bài. Sau đó, họ còn khuyến khích con tự suy nghĩ và thử các phương pháp giải toán khác nhau.
Trải qua nhiều thử thách và nỗ lực, khả năng toán học của Bảo Bảo dần được cải thiện. Cậu cũng trở nên kiên trì và không bỏ cuộc trước những khó khăn.
Tóm lại, không phải bẩm sinh đứa trẻ nào cũng yêu thích việc học, nó đến từ sự giáo dục và hướng dẫn đúng đắn của cha mẹ. Trong quá trình giáo dục con cái, những bậc cha mẹ này chú trọng nuôi dưỡng niềm đam mê học tập và tính tò mò của con, coi trọng việc bồi dưỡng những khả năng cơ bản của con, khuyến khích con đối mặt với thử thách.