Chăm sóc da tuổi dậy thì như thế nào?

Hà Phương | 12/11/2023, 07:30
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Bước vào tuổi dậy thì, làn da bắt đầu thay đổi ở cả nam và nữ. Giai đoạn này cần chăm sóc da cẩn thận để không rơi vào tình trạng tiết quá nhiều dầu, mọc nhiều trứng cá, mụn mủ...

t5.jpeg
Chăm sóc da tuổi dậy thì như thế nào?

Làn da tuổi dậy thì

Ở mỗi giải đoạn, làn da có những thay đổi khác nhau nên cần phải chú ý chăm sóc theo cách riêng.

Độ tuổi dậy thì, cùng với những thay đổi về thể chất và cơ thể, làn da cũng có những khác biệt đáng kể. Làn da tăng tiết chất nhờn, cấu trúc da thay đổi, nổi nhiều mụn đầu đen, đầu trắng, mụn bọc/mủ, viêm da…

Nếu được chăm sóc tốt ở giai đoạn này, da sẽ phát triển khỏe mạnh hơn và tránh được những tác hại về sau.
Các nguyên nhân chính dẫn đến thay đổi làn da ở tuổi dậy thì gồm thay đổi hormone và vệ sinh da chưa đúng cách.

Thay đổi hormone nghĩa là nội tiết tố thay đổi và tăng đột ngột, quá trình trao đổi chất tăng dẫn đến kích thích tăng lượng dầu và tăng tiết bã nhờn. Các tế bào chết từ lớn sừng sẽ khiến các lỗ chân lông bít tắc dẫn đến tình trạng mụn hoặc viêm da.

Khi Hormome thay đổi cũng khiến sắc màu của da thay đổi. Da có thể thâm, đậm màu hoặc sáng màu hơn, màu da không đều... đặc biệt ở vùng mặt.

Vệ sinh da không đúng cách như rửa mặt không kỹ, lạm dụng mỹ phẩm khiến da không được làm sạch hoặc bị tẩy rửa quá mạnh trở nên khô, bã nhờn nhiều hơn, nhiều mụn hơn, viêm da.

Ngoài ra, các yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng tới làn da. Tâm lý thất thường kèm theo chế độ sinh hoạt không lành mạnh như thức khuya quá, ăn đồ ăn cay nóng, chiên nướng nhiều quá, uống nước ngọt nhiều quá… gây rối loạn dinh dưỡng, cũng khiến da xấu hơn.

do-cay.png
Không ăn đồ ăn cay nóng để chăm sóc da mọn mụn ở tuổi dậy thì.

Cách chăm sóc da ở tuổi dậy thì ra sao?

Vệ sinh da và chăm sóc da đúng cách ở tuổi dậy thì là cách cơ bản nhất và quan trọng nhất giúp cải thiện tình trạng da xấu, giảm mụn trứng cá.

Nếu da đang ở tình trạng mụn bọc, mụn mủ thì cần phải đi khám chuyên khoa da liễu hoặc chuyên khoa nội tiết để hiểu đúng về tình trạng mụn trên da. Có thể trải qua đợt điều trị bằng thuốc để giảm tình trạng khẩn cấp cho da, sau đó mới quay về chế độ chăm sóc và duy trì làn da khỏe mạnh.

Vệ sinh da nên bắt đầu bằng việc rửa mặt đúng cách. Rửa mặt không chỉ giúp cho làn da rũ bỏ được các lớp bụi bẩn, bã nhờ do da tiết ca, các tế bào chết để cho lỗ chân lông được thông thoáng mà còn có tác dụng giúp da dễ hấp thụ các loại kem dưỡng hoặc các sản phẩm dưỡng da khác.

Nên thực hiện rửa mặt ngày 2 lần sáng – tối bằng nước ấm với sữa rửa mặt phù hợp với loại da. Nhẹ nhàng massage theo chuyển động vòng tròn từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên; Không chà xát xạnh, không dung khăn rửa mặt.

Dùng khăn bông mềm mại nhẹ nhàng thấm khô da mặt, không lau kỹ để tránh tổn thương da. Không dùng sữa rửa mặt quá 2 lần/ngày vì sẽ khiến da bị khô, dễ kích ứng.

Nếu da thuộc loại da dầu thì cần phải có liệu pháp thấm dầu để tránh bị dầu ứ đọng lại lỗ chân lông trên da.

Không nên dùng nước tẩy trang để loại bỏ dầu thừa và tế bào chết trên da nhất là nước tẩy trang có gốc dầu.

Tẩy da chết 2-3 lần/tuần bằng các sản phẩm tẩy da chết giúp giảm tình trạng dày sừng, phòng bít tắc lỗ chân lông.

Sau khi rửa mặt sạch cần cân bằng lại đổ ẩm cho làn da bằng nước hoa hồng và kem/sữa dưỡng ẩm. Đối với da bị mụn trứng cá, sau khi rửa mặt cần thoa kem lên các đốm mụn.

Hãy sử dụng kem chống nắng ít nhất 20 phút trước khi đi ra ngoài và thoa lại sau mỗi 2 giờ. Nếu da đang bị mụn thì nên dùng loại kem chống nắng không chứa dầu.

Không khuyến khích tuổi dậy thì trang điểm do làn da đang khá nhạy cảm và rất dễ bị dị ứng. Tuy nhiên, nếu trang điểm, cần phải thoa kem dưỡng ẩm trước, sau đó mới tới lớp phấn nền và lớp phấn phủ.

Đối với da mụn, nên chọn các sản phẩm trang điểm dành cho da mụn và phải làm sạch ngay sau khi trang điểm.

Cần có chế độ ăn thích hợp, tăng cường uống nước, rau xanh và hoa quả để bổ sung vitamin, Không ăn những thực phẩm bất lợi như đồ ăn dầu mỡ, không sử dụng nước ngọt đóng chai, cà phê, bia rượu và chất kích thích...

Đồng thời, cần có chế độ sinh hoạt điều độ có thể đi ngủ sớm và dậy sớm mà không ảnh hưởng tới việc học tập.

Quá trình chăm sóc da tuổi dậy thì không quá phức tạp nhưng cần thực hiện đúng và đủ các bươc để có được làn da khỏe mạnh và không để lại sẹo mất thẩm mỹ.

(Còn tiếp)

Bài liên quan
Điện thoại thông minh, máy tính bảng và việc tăng cân ở tuổi dậy thì
Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy nguy cơ béo phì tăng lên 43% nếu trẻ tiếp xúc với các màn hình thiết bị điện tử nhiều hơn 5h.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chăm sóc da tuổi dậy thì như thế nào?