Trong tình huống trên, bà Lưu không quát mắng hay mù quáng bảo vệ cháu mình bất chấp đúng sai trước mặt mọi người mà vẫn dạy cho trẻ một bài học nhớ đời. Đây là cách giáo dục khéo léo mà nhiều bậc phụ huynh nên học hỏi.
Theo đó, khi trẻ mắc lỗi sai thì việc đánh mắng, hay bất chấp bênh vực trẻ đều là phương pháp sai lầm, sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và nhận thức đúng sai của trẻ. Điều bà Lưu làm là dùng lời nói và hành động của mình để trẻ nhận ra sai lầm và sửa sai, đồng thời truyền tải tầm quan trọng của trách nhiệm và lòng nhân ái.
Bà cụ cho cháu trai thấy rằng khi gặp lỗi lầm, không nên chạy trốn hay đổ lỗi mà phải dũng cảm thừa nhận và sửa chữa. Không những thế, từ đây, trẻ còn học cách thấu hiểu, bao dung, suy nghĩ vấn đề từ góc độ của người khác, từ đó định hình được thế giới quan đúng đắn cho trẻ phát triển, trở thành một người có trách nhiệm và giàu lòng nhân ái.
Bên cạnh vấn đề giáo dục trẻ như thế nào khi phạm sai lầm, các bậc cha mẹ cũng cần chú ý dạy con nhận thức và tuân thủ các quy tắc ở nơi công cộng trước khi ra ngoài để tránh rơi vào tình huống oái oăm kể trên. Việc trẻ phạm lỗi, gây sự khi ra ngoài không phải là hiếm nên việc này sẽ giúp cha mẹ tránh được những phiền phức không đáng có.
(Theo Sohu)