Chỉ báo bất động sản tăng mạnh, đã đến lúc “vung tiền, đón sóng” ?

Hải Ly | 02/10/2023, 06:19
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Giữa lúc thị trường trì trệ, chưa hẹn ngày phục hồi trở lại thì tín dụng bất động sản lại tăng, chúng ta cần hiểu rõ điều gì để tránh… mất sạch vốn?

Dựa theo dữ liệu trong báo cáo tài chính bán niên của 12 ngân hàng thương mại đã công bố, chúng ta có bảng sau:

benh-dau-mua-khi.jpg

Tổng hợp từ BCTC - Nhóm Big 4 không công khai dư nợ

Đây là bảng dữ liệu về tỷ lệ “Dư nợ cho vay lĩnh vực kinh doanh bất động sản” trên “Tổng dư nợ cho vay khách hàng”. Có tới 8/12 ngân hàng ghi nhận mức tăng so với thời điểm cuối năm 2022 (Techcombank, VPBank, SHB, HDBank, MSB, TPBank, SaigonBank, MB)

Với gần 154.000 tỷ đồng dư nợ cho các doanh nghiệp vay kinh doanh bất động sản, tương đương 33.68%, Techcombank dẫn đầu đoàn đua. Tỷ lệ này tăng 7,23% so với thời điểm cuối năm 2022 và chiếm đến 60% tổng dư nợ cho vay bất động sản của cả 12 ngân hàng trên. Nếu xét theo mức tăng so với 2022, thì theo sau đó là SHB và HDBank 

Đáng chú ý hơn, con số trên chỉ là cho vay đối với doanh nghiệp, chưa tính dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân.

benh-dau-mua-khi(1).jpg

BCTC quý II/2023 Techcombank

Thị trường như đang… cố nói điều gì đó?

Theo dữ liệu từ Bộ Xây dựng, hết Quý 2 - 2023, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 925.796 tỷ đồng.

benh-dau-mua-khi(2).jpg

Dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh BĐS - Nguồn: Bộ Xây dựng

Con số này cho thấy mức tăng trưởng 17.41%, vượt 7% so với cả năm 2022. Nhưng, tín dụng cho “Tiêu dùng” thì lại giảm 1.12%. Có thể nhận thấy rằng, nguồn vốn tín dụng đang tập trung vào phía cung của thị trường, trong khi đó cầu tín dụng để mua bất động sản với mục đích tiêu dùng, tự sử dụng thì đang sụt giảm.

Cẩn trọng nhìn vào nguyên nhân 

Sự chênh lệch nguồn cung giữa phân khúc cao cấp/ trung cấp và căn hộ bình dân có thể được dùng để lý giải. Dư thừa ở phân khúc cao và trung cấp, thiếu hụt nhà ở giá rẻ - sản phẩm mà phù hợp với nhu cầu của phần lớn người dân. 

Toàn bộ nguồn cung mở bán mới trong 6 tháng đầu năm tại thị trường BĐS Hà Nội đều thuộc phân khúc cao cấp và trung cấp

benh-dau-mua-khi(3).jpg

Toàn bộ nguồn cung mới nửa đầu 2023 tại Hà Nội đều thuộc phân khúc cao và trung cấp - Nguồn: CBRE

Tiếp tục là phân khúc cao cấp hoặc trung cấp trong Quý 2 tại thị trường HCM 

benh-dau-mua-khi(4).jpg

Nguồn cung mới quý 2/2023 tại TP.HCM cũng thuộc về phân khúc cao hoặc trung cấp - Nguồn: CBRE

Báo cáo toàn cảnh thị trường BĐS Việt Nam 6 tháng đầu năm của VARS cũng nhấn mạnh: Nguồn cung nhà ở giá bình dân đang đặc biệt khan hiếm

benh-dau-mua-khi(5).jpg

Toàn cảnh thị trường BĐS nửa đầu 2023 - Nguồn: VARS

Bạn chưa dám mua, thế nhưng người khác… có sợ giống bạn không?

Nhận thấy rõ, cơ cấu sản phẩm chưa hợp lý nên nhu cầu về mua nhà ở, hiện, không phải là ưu tiên hàng đầu của khách hàng

Việc dư nợ tín dụng bất động sản 6 tháng đầu năm tăng cao hơn năm 2022 cho thấy dấu hiệu tích cực đến từ những chính sách liên quan đến dòng vốn cho thị trường. Tuy nhiên, dòng vốn này chủ yếu chảy vào chủ đầu tư. Họ đã đủ điều kiện vay vốn và đưa nguồn hàng ra thị trường.

Năm 2021, 2022, đòn bẩy tài chính đầu tư bất động sản được người mua sử dụng quá nhiều. Sau khi thị trường gặp khó khăn về thanh khoản, lãi suất tăng cao, nhà đầu tư ồ ạt cắt lỗ. Hiện nay, chỉ người có nhu cầu thật, tập trung vào giá trị thật mới vay ngân hàng

Rõ ràng thúc đẩy tín dụng là điều bức thiết, nhưng cũng phải đảm bảo được chất lượng, không được để nợ xấu tăng nhanh, dẫn tới hậu quả mất an toàn hệ thống. Vì thế, giữa 2 dòng nước đang ngược chiều nhau, phải thận trọng đi tìm điểm cân bằng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chỉ báo bất động sản tăng mạnh, đã đến lúc “vung tiền, đón sóng” ?