Chiêm ngưỡng kiến trúc "độc hiếm thấy" phát lộ ở hành cung nhà Trần

09/02/2024, 06:23
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Ngoài tìm thấy hàng nghìn hiện vật, nơi đây đã tìm thấy một tổ hợp công trình kiến trúc đặc biệt, đó là hệ thống móng trụ kép đôi, móng trụ kép 3.

Hành cung Lỗ Giang nằm ở khu vực đền Thái Lăng (hay còn được gọi là đền Trần Thái Lăng, thuộc thôn Thâm Động, xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích khảo cổ học quốc gia.

Hành cung Lỗ Giang nằm ở khu vực đền Thái Lăng (hay còn được gọi là đền Trần Thái Lăng, thuộc thôn Thâm Động, xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích khảo cổ học quốc gia.

Ông Nguyễn Văn Thưởng, đại diện Ban quản lý di tích Hành cung Lỗ Giang cho biết, hành cung vốn là hệ thống cung điện được xây bên ngoài kinh thành làm nơi nghỉ cho vua mỗi khi tuần du. Vì vậy, quy mô, kiến trúc của hành cung tương tự như cung điện ở kinh thành.

Ông Nguyễn Văn Thưởng, đại diện Ban quản lý di tích Hành cung Lỗ Giang cho biết, hành cung vốn là hệ thống cung điện được xây bên ngoài kinh thành làm nơi nghỉ cho vua mỗi khi tuần du. Vì vậy, quy mô, kiến trúc của hành cung tương tự như cung điện ở kinh thành.

Theo ông Thưởng, nếu như Hành cung Thiên Trường và Hành cung Vũ Lâm được sử sách lưu giữ nhiều thông tin và được phát hiện, bảo tồn từ lâu thì Hành cung Lỗ Giang mới được phát hiện năm 2014, ngay tại khu vực đền Thái Lăng.

Theo ông Thưởng, nếu như Hành cung Thiên Trường và Hành cung Vũ Lâm được sử sách lưu giữ nhiều thông tin và được phát hiện, bảo tồn từ lâu thì Hành cung Lỗ Giang mới được phát hiện năm 2014, ngay tại khu vực đền Thái Lăng.

Hành cung Lỗ Giang được thiết kế theo hình chữ Công, gồm 3 bộ phận cấu thành và có diện tích hơn 438 m2. Qua các nguồn tư liệu cho thấy, đền Thái Lăng được xây dựng trên khu vực vốn là Hành cung Lỗ Giang. Trải qua thời gian, những biến thiên của lịch sử, cung Lỗ Giang - Kiến Xương của nhà Trần bị đổ nát, nhân dân đến đây xây làng lập ấp. Để ghi nhận vùng đất vốn là hành cung của nhà Trần và tưởng nhớ công đức của các vua Trần, nhân dân đã xây dựng ngôi đền tại đây để thờ phụng các vua Trần.

Hành cung Lỗ Giang được thiết kế theo hình chữ Công, gồm 3 bộ phận cấu thành và có diện tích hơn 438 m2. Qua các nguồn tư liệu cho thấy, đền Thái Lăng được xây dựng trên khu vực vốn là Hành cung Lỗ Giang. Trải qua thời gian, những biến thiên của lịch sử, cung Lỗ Giang - Kiến Xương của nhà Trần bị đổ nát, nhân dân đến đây xây làng lập ấp. Để ghi nhận vùng đất vốn là hành cung của nhà Trần và tưởng nhớ công đức của các vua Trần, nhân dân đã xây dựng ngôi đền tại đây để thờ phụng các vua Trần.

Theo ông Thưởng, đến nay đã phát hiện hàng nghìn hiện vật, nhiều hiện vật quý được chuyển về Bảo tàng tỉnh Thái Bình, một số hiện vật được trưng bày trong tủ kính để người dân và du khách đến chiêm ngưỡng.

Theo ông Thưởng, đến nay đã phát hiện hàng nghìn hiện vật, nhiều hiện vật quý được chuyển về Bảo tàng tỉnh Thái Bình, một số hiện vật được trưng bày trong tủ kính để người dân và du khách đến chiêm ngưỡng.

Chiêm ngưỡng kiến trúc
Các hiện vật ở đây rất phong phú, mang tính chất vương quyền, hoàng gia, cung điện của vua.

Các hiện vật ở đây rất phong phú, mang tính chất vương quyền, hoàng gia, cung điện của vua.

Chiêm ngưỡng kiến trúc
Hệ thống hiện vật ở đây gồm lá đề trang trí mái kiến trúc được tạo tác hình vẽ của rồng và các hệ thống đầu đao tạo nên không gian kiến trúc rất đẹp

Hệ thống hiện vật ở đây gồm lá đề trang trí mái kiến trúc được tạo tác hình vẽ của rồng và các hệ thống đầu đao tạo nên không gian kiến trúc rất đẹp

 Các loại đồ đựng và đồ gốm sứ dùng trong cung điện Hành cung Lỗ Giang thời Trần thế kỉ 13-14.

Các loại đồ đựng và đồ gốm sứ dùng trong cung điện Hành cung Lỗ Giang thời Trần thế kỉ 13-14.

Đặc biệt, tại khu vực Hành cung Lỗ Giang, các nhà khảo cổ đã phát lộ một số dấu tích móng trụ sỏi để kê chân tảng đá đỡ cột công trình kiến trúc gỗ. Đây là một phát hiện quan trọng, bởi lần đầu tiên tại nơi này đã phát lộ dấu tích một công trình kiến trúc gỗ thời Trần có kỹ thuật xây dựng bằng hệ móng trụ kép, cột đôi và cột ba

Đặc biệt, tại khu vực Hành cung Lỗ Giang, các nhà khảo cổ đã phát lộ một số dấu tích móng trụ sỏi để kê chân tảng đá đỡ cột công trình kiến trúc gỗ. Đây là một phát hiện quan trọng, bởi lần đầu tiên tại nơi này đã phát lộ dấu tích một công trình kiến trúc gỗ thời Trần có kỹ thuật xây dựng bằng hệ móng trụ kép, cột đôi và cột ba

“Nét độc đáo của công trình này là 20 móng trụ kép, trong đó có 16 móng trụ kép đôi và 4 móng trụ kép ba với 40 cột gỗ của công trình. Đây là loại hình móng trụ hình chữ nhật lớn gấp đôi, gấp ba so với móng trụ hình vuông thông thường. Các móng trụ này được gia cố chặt bằng sỏi sông trộn với gạch, ngói và đất sét, bên trên đặt 2 hoặc 3 chân tảng đá để kê chân cột gỗ của công trình”, ông Thưởng cho nói.

“Nét độc đáo của công trình này là 20 móng trụ kép, trong đó có 16 móng trụ kép đôi và 4 móng trụ kép ba với 40 cột gỗ của công trình. Đây là loại hình móng trụ hình chữ nhật lớn gấp đôi, gấp ba so với móng trụ hình vuông thông thường. Các móng trụ này được gia cố chặt bằng sỏi sông trộn với gạch, ngói và đất sét, bên trên đặt 2 hoặc 3 chân tảng đá để kê chân cột gỗ của công trình”, ông Thưởng cho nói.

 Đại diện di tích thông tin thêm, ở Hoàng Thành Thăng Long thời Lý có hệ thống móng trụ kép đôi nhưng nhỏ hơn so với ở đây. Hệ thống móng trụ kép ba cũng lần đầu tiên tìm thấy ở đây mà chưa nơi nào được tìm thấy. Móng được gia cố bằng các vật liệu xây dựng như sỏi, đất sét, gạch, ngói, đồ dùng phế phẩm để tạo nên cái móng trụ

Đại diện di tích thông tin thêm, ở Hoàng Thành Thăng Long thời Lý có hệ thống móng trụ kép đôi nhưng nhỏ hơn so với ở đây. Hệ thống móng trụ kép ba cũng lần đầu tiên tìm thấy ở đây mà chưa nơi nào được tìm thấy. Móng được gia cố bằng các vật liệu xây dựng như sỏi, đất sét, gạch, ngói, đồ dùng phế phẩm để tạo nên cái móng trụ

Các trụ cột được hệ thống chiếu sáng hoa văn lên bề mặt để người xem hình dung được hệ thống hoa văn xưa, ông Thưởng cho hay

Các trụ cột được hệ thống chiếu sáng hoa văn lên bề mặt để người xem hình dung được hệ thống hoa văn xưa, ông Thưởng cho hay

Xung quanh các móng trụ còn tìm thấy những dấu tích bó nền, khoảng sân lát gạch vuông tạo nên khuôn viên hoàn chỉnh, quy mô rất đẹp.

Xung quanh các móng trụ còn tìm thấy những dấu tích bó nền, khoảng sân lát gạch vuông tạo nên khuôn viên hoàn chỉnh, quy mô rất đẹp.

Dấu tích nền móng kiến trúc cung điện hiện đang được bảo tồn dưới nhà mái che tại đền Thái Lăng. Ngoài hệ thống mái che còn hệ thống chiếu phim, chiếu sáng tự động để du khách hiểu rõ hơn vai trò quan trọng đặc biệt của vùng đất Hưng Hà – Thái Bình trong lịch sử

Dấu tích nền móng kiến trúc cung điện hiện đang được bảo tồn dưới nhà mái che tại đền Thái Lăng. Ngoài hệ thống mái che còn hệ thống chiếu phim, chiếu sáng tự động để du khách hiểu rõ hơn vai trò quan trọng đặc biệt của vùng đất Hưng Hà – Thái Bình trong lịch sử

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chiêm ngưỡng kiến trúc "độc hiếm thấy" phát lộ ở hành cung nhà Trần