4. Thích phàn nàn
Bất kể trẻ em hay người lớn, điều đầu tiên làm khi gặp khó khăn không phải là giải quyết vấn đề mà là trốn tránh hay liên tục phàn nàn đều là biểu hiện của EQ thấp.
Bạn nên biết rằng với trẻ em, quãng thời gian ấu thơ là cơ hội tốt để con học cách tự lập và tiếp nhận những quan niệm giáo dục tốt. Vì vậy nếu bạn thấy con thường xuyên từ chối tự mình giải quyết vấn đề hoặc nói lời tiêu cực, cha mẹ cần giúp con khắc phục điểm yếu này càng sớm càng tốt.
Mặt khác, những đứa trẻ sinh ra trong gia đình có người lớn tâm lý bất ổn, nói lời phàn nàn "như cơm bữa" về áp lực cuộc sống, con cái cũng dần học hỏi tính xấu này. Bởi trẻ nhỏ luôn vô thức lắng nghe và bắt chước điều tiêu cực của cha mẹ.
5. Thích tị nạnh với người khác
Khi trẻ còn nhỏ, các bé thường không biết tự nhìn nhận chính mình mà chỉ học cách phản ứng thông qua những người xung quanh. Trong một số trường hợp, trẻ biểu hiện tính ganh ghét, tị nạnh với người khác, cho dù đó chỉ là một món đồ chơi nhỏ, hay một miếng bánh miếng kẹo.
Cảm xúc này sẽ khiến trẻ hay phàn nàn chê bai, chẳng ai, chẳng điều gì khiến trẻ hài lòng, luôn thấy điểm xấu của người khác và bắt đầu nói xấu sau lưng họ.
6. Rụt rè, nhút nhát trước đám đông
Bé nhà bạn rụt rè trước người lạ, nhưng lại rất ồn ào và quậy phá bên người quen?
Bé gặp khó khăn hòa hợp với chính ba mẹ và những thành viên khác trong gia đình?
Đây có thể là dấu hiệu EQ của trẻ thấp. Nhưng chỉ số này có thể cải thiện. Hãy trò chuyện với con, dùng những cách thức mà trẻ dễ tiếp thu để chỉ rõ cho trẻ cách hành xử đúng đắn hơn trong mọi tình huống.
Nếu để ý hành động, cách cư xử của con bạn cũng có thể nhận ra được con mình có những biểu hiện EQ thấp hay không. Ảnh minh hoạ
7. Không quan tâm tới cảm xúc của người khác
Nếu bạn nhận thấy sự vô cảm của con, hãy can thiệp sớm nhất có thể. Nếu gặp những người có số phận bất hạnh, hoàn cảnh khó khăn, gặp người cần giúp đỡ… mà con không chút rung cảm nghĩa là chúng đang biểu hiện EQ thấp.
Mặc dù bạn tỏ ra rất mệt mỏi và bực dọc nhưng con vẫn quấy khóc, vòi vĩnh, không quan tâm tới cảm xúc của bạn cũng là 1 biểu hiện đáng báo động. Nếu là 1 đứa trẻ EQ cao, hiểu chuyện từ nhỏ, chúng sẽ biết nhìn vào cảm xúc của người khác để cư xử phù hợp.
Hãy dạy cho con bạn cách yêu thương người khác từ khi còn nhỏ. Trước hết, tình yêu thương trong gia đình chính là điều quan trọng nhất mà con cần có.
8. Tính tự lập kém
Điều kiện sống ngày càng nâng cao, cha mẹ lại càng có xu hướng bao bọc con, sợ con thiệt thòi hơn so với bạn. Thế nhưng, thực tế nếu trẻ càng được cưng chiều, khả năng tự lập của con lại càng giảm. Đó cũng là nguyên nhân khiến nhiều người trưởng thành vẫn không biết các kỹ năng sống cơ bản như nấu cơm, rửa bát, chăm sóc sức khoẻ....
Về lâu dài, trẻ được cha mẹ bao bọc sẽ hình thành tâm lý ỷ lại người lớn, thiếu chủ động, luôn để người khác đưa ra quyết định cho cuộc đời mình. Đây là một biểu hiện khác của EQ thấp, khiến con khó đạt được thành tựu trong tương lai.