Lấy vị dụ tại Hà Nội và TP.HCM, vị này cho rằng, không khó để nhận thấy sự hiện diện của vô số tòa nhà cũ, xuống cấp và không được sử dụng đúng mục đích trong các khu vực trung tâm. Những hình ảnh này là sự lãng phí cho những nỗ lực trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà Việt Nam đã trải qua trong những thập kỷ qua.
Lý do là mặc dù Luật Bất động sản hiện tại ở Việt Nam cho phép bán chung hoặc tái phát triển các khu đất cũ sau khi nhận được sự đồng thuận từ ít nhất 75% chủ sở hữu, tuy nhiên, các quy định và yêu cầu quản lý hiện tại khá phức tạp.
Hơn nữa, quá trình này yêu cầu sự cộng tác chặt chẽ giữa nhiều cơ quan và đơn vị hành chính. Những yếu tố này, cùng với khoản bồi thường cho mục đích tái định cư, không tạo một môi trường thuận lợi cho chủ đầu tư tiến hành công việc khổng lồ như vậy.
Vị này cho rằng: "Nếu Chính phủ có thể tiến hành một nghiên cứu để xem xét quy trình tái phát triển và đưa ra các chính sách khuyến khích, ví dụ như tặng một phần diện tích trong các khu đất cũ, điều này sẽ khuyến khích các chủ đầu tư cải tạo những tòa nhà cũ".
Qua đó, tất cả những nỗ lực này có thể giúp Chính phủ tối ưu hóa việc sử dụng đất ở khu vực trung tâm, cung cấp đủ quỹ đất để đáp ứng nhu cầu thị trường, duy trì các tiêu chuẩn và kiểm soát về đất đai, và đồng thời nâng cao chất lượng cảnh quan của thành phố.
Ông Joseph Low cho rằng, đây là hai vấn đề chính tại Việt Nam mà Chính phủ có thể cân nhắc thúc đẩy cùng với các nhà đầu tư trong ngành bất động sản, để đạt được sự cân bằng giữa mục tiêu phát triển của quốc gia và bảo vệ môi trường.