Tại Quy định 96 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị nêu rõ quan điểm, nguyên tắc: “Nghiêm cấm và xử lý nghiêm hành vi vi phạm, làm sai lệch mức độ tín nhiệm hoặc lợi dụng lấy phiếu tín nhiệm để làm giảm uy tín của người khác, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ”.
Bình luận về quy định trên, ông Dĩnh cho rằng, các nguyên tắc mà Quy định 96 đưa ra nhằm ngăn chặn các vi phạm có thể xảy ra như bàn bạc, thống nhất, mua chuộc nhằm “hạ bệ” một ai đó thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm.
“Đến giờ này thì chưa thấy có dấu hiệu hoặc kết luận nào cho thấy việc lấy phiếu tín nhiệm ở Vĩnh Phúc không khách quan, thiếu minh bạch cả. Cho nên chúng ta phải tôn trọng lá phiếu của các đại biểu. Còn có bất thường hay vi phạm gì không thì các cơ quan chức năng của Trung ương cần vào cuộc, sớm kiểm tra, làm rõ.
Trước đó, tại phiên bế mạc kỳ họp, bà Hoàng Thị Thúy Lan, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định, công tác lấy phiếu tín nhiệm được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng và được thực hiện theo đúng quy trình, quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, bảo đảm dân chủ, minh bạch, công tâm và khách quan. HĐND tỉnh đề nghị những người được lấy phiếu tiếp tục phát huy kết quả đạt được, khắc phục hạn chế để hoàn thành tốt hơn nữa trọng trách được HĐND tỉnh và nhân dân giao phó.
Ngoài chức danh Chủ tịch tỉnh, ông Thành còn là Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc. Do đó, theo quy định, ông Thành cũng nằm trong diện lấy phiếu tín nhiệm trong Đảng.
Theo ông Dĩnh, kết quả lấy phiếu tín nhiệm ở HĐND tỉnh Vĩnh Phúc vừa qua rất quan trọng, đặt ra nhiều vấn đề . Cho nên nếu có ý kiến cho rằng kết quả đó là “bất thường” thì cần sớm được xem xét và làm rõ. “Đây là vấn đề liên quan đến sinh mệnh chính trị của một con người cho nên cần có kết luận sớm”, ông Dĩnh nói.