Tăng cường hợp tác quốc tế trong GD-ĐT theo tinh thần đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, có trọng tâm, trọng điểm gắn với độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Để đạt được các mục tiêu nói trên, Bộ GD&ĐT xác định 6 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.
Thứ nhất: Tiếp tục xây dựng chỉnh đốn Đảng, xây dựng Bộ vững mạnh, quản lý nhà nước hiệu lực, hiệu quả.
Thứ hai: Phát huy sức mạnh đoàn kết, dân chủ xã hội chủ nghĩa trong toàn ngành, chấp hành nghiêm pháp luật, kỷ luật, kỷ cương.
Thứ ba: Khơi dậy tinh thần và ý chí vươn lên cho mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thứ tư: Tăng cường phối hợp đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao, chuẩn bị con người “từ sớm, từ xa” cho công cuộc giữ nước.
Thứ năm: Tăng cường hợp tác quốc tế trong giáo dục.
Thứ sáu: Thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, nhân rộng điển hình tiên tiến; tập trung khắc phục khâu yếu, mặt yếu, tiếp tục triển khai, thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI.
Bộ GD&ĐT kiến nghị Bộ Quốc phòng nghiên cứu tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ sửa đổi, bổ sung Luật, Nghị định mới thay thế Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013, Nghị định số 13/2014/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013. Lý do, Luật, Nghị định ban hành, thực hiện gần 10 năm, một số nội dung không còn phù hợp với Luật Giáo dục đại học và sự phát triển của thực tiễn.