Chung cư tại các nước trên thế giới phòng chống hỏa hoạn như thế nào?

15/09/2023, 09:30
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Vụ hỏa hoạn chung cư mini xảy ra tại Khương Hạ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác phòng chống cháy nổ, hỏa hoạn tại các chung cư cao tầng. Hãy cùng xem trên thế giời, các nước đã làm gì để phòng tránh cháy nổ trong khu chung cư.

Singapore – Quản lý xe điện chống cháy nổ

Chung cư tại các nước trên thế giới phòng chống hỏa hoạn như thế nào? - 1

Tất cả xe điện dùng pin tại Singaporer phải theo tiêu chuẩn Mỹ. Ảnh minh họa

Singapore là đất nước của chung cư, nhà cao tầng. Có hơn 80% dân số Singapore sống ở nhà chung cư HDB, mật độ dân số cao hàng đầu thế giới. Chính vì thế, phòng chống cháy nổ là một trong những quan tâm hàng đầu của chính phủ.

Tất cả các chung cư đều phải đạt yêu cầu Phòng cháy chữa cháy (PCCC) mới được đi vào sử dụng như có lối thoát hiểm, lối cho xe cứu hỏa, họng vòi nước chữa cháy... Tuy nhiên, các vụ chảy nổ vẫn xảy ra gần đây và xuất phát từ xe điện, cụ thể là pin xe điện khi sạc dẫn đến cháy nổ.

Chính phủ Singapore đã sớm nhận thấy nguy cơ này và ra quy định, kể từ 7/2020, tất cả xe điện dùng pin phải theo tiêu chuẩn UL2272. Đây là tiêu chuẩn Mỹ cho các thiết bị di chuyển chạy điện đáp ứng tiêu chuẩn của các bài kiểm tra an toàn. Các thiết bị không đạt chuẩn này là cấm sử dụng.

Hàn Quốc – Mặt ngoài các tòa nhà phải dùng vật liệu không gây cháy

Chung cư tại các nước trên thế giới phòng chống hỏa hoạn như thế nào? - 2

Nhà tại Hàn Quốc, chỉ sử dụng vật liệu không gây cháy cho mặt ngoài của các tòa nhà. Ảnh minh họa

Theo Koreatimes, Bộ Đất đai, Giao thông và Hàng hải Hàn Quốc đã ban hành một điều khoản mới trong Đạo luật Xây dựng, quy định chỉ sử dụng vật liệu không gây cháy cho mặt ngoài của các tòa nhà. Luật này được thi hành từ năm 2011.

Tuy nhiên, luật không áp dụng cho các tòa nhà đã hoặc đang được xây dựng.

Ông Kwon Young-duck tại Viện Phát triển Seoul cho biết các tòa nhà chung cư mới thường không có ban công và bên ngoài được che phủ bằng vật liệu rất dễ cháy. Ban công có thể ngăn lửa và là nơi trú ẩn trong trường hợp khẩn cấp.

Nhật Bản – Người dân không được phép phá bỏ ban công

Chung cư tại các nước trên thế giới phòng chống hỏa hoạn như thế nào? - 3

Người dân Nhật Bản không được phép phá bỏ ban công để mở rộng không gian bên trong. Ảnh minh họa

Thông tin từ Japantimes, tại Nhật Bản và các quốc gia phát triển khác, người dân không được phép phá bỏ ban công để mở rộng không gian bên trong.

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng nếu đám cháy bùng phát ở các tầng cao hơn, những chiếc thang cao tới 45 mét tương đương tòa nhà 15 tầng cũng trở nên vô dụng. 

Nhật Bản thường xuyên tiến hành diễn tập cứu hỏa nhằm giảm thiểu thiệt hại nếu xảy ra hỏa hoạn. Các tòa nhà ở quốc gia này cũng có trung tâm phòng chống thiên tai.

Theo Đạo luật Dịch vụ Phòng cháy chữa cháy của Nhật Bản, các tòa nhà cao trên 31 mét được coi là nhà cao tầng và phải đáp ứng nhiều quy định an toàn phòng cháy chữa cháy. Trong đó, thang cứu hỏa chỉ có thể cao tối đa 31 mét (tương đương chiều cao của tầng 11) nên các căn hộ từ tầng 11 trở lên bắt buộc phải có hệ thống phun nước chữa cháy, trừ khi đáp ứng các yêu cầu khác - như sảnh thang máy mở, có từ 2 lối thoát hiểm, căn hộ sử dụng nội thất làm từ vật liệu không gây cháy...

Mỹ - Có những quy định nghiêm ngặt về PCCC

Chung cư tại các nước trên thế giới phòng chống hỏa hoạn như thế nào? - 4

Mỹ đã có những quy định tương đối nghiêm ngặt về hệ thống phòng cháy và sơ tán khẩn cấp cho các tòa nhà cao tầng. Ảnh minh họa

Mỹ cũng giống như Nhật Bản, người dân nước này bắt buộc phải có ban công để không gain ngôi nhà được mở rộng và tránh rủi ro.

Theo Washington Post, Mỹ đã có những quy định tương đối nghiêm ngặt về hệ thống phòng cháy và sơ tán khẩn cấp cho các tòa nhà cao tầng.

Do lính cứu hỏa khó tiếp cận các tầng trên cao, giới chức đã ban hành quy định chặt chẽ về việc lắp đặt hệ thống phun nước chữa cháy và đầu báo khói tự động.

Cu thể, tại một tòa chung cư ở Mỹ, hệ thống báo cháy của tòa nhà tự động kích hoạt khi nhận được tín hiệu báo cháy. Hệ thống này được trang bị nhiều nơi và nó chỉ dừng phát cảnh báo khi cảnh sát PCCC có mặt và xử lý.

Hệ thống điều hành này cũng do cảnh sát PCCC vận hành, kiểm soát chứ không thuộc về chủ đầu tư hay đơn vị quản lý tòa nhà.

Định kỳ, đơn vị PCCC sẽ đến kiểm định và đưa ra các khuyến cáo về hệ thống PCCC, chủ đầu tư phải sửa chữa. Không sửa, không những bị phạt, mà phí bảo hiểm cũng sẽ tăng lên.

Hệ thống điện được thiết kế với các cầu dao tự ngắt khi sử dụng quá công suất.

Một số tòa nhà mới hiện nay còn được lắp đặt hệ thống cảm biến nhiệt ở cửa, khi một cửa kính bị nứt vỡ, luôn được xác định lý do đầu tiên là do chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong với bên ngoài và hệ thống cảm biến sẽ tự động nối với cảnh sát PCCC và lập tức kích hoạt hệ thống báo động để cảnh sát PCCC có mặt.

Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất

Chung cư tại các nước trên thế giới phòng chống hỏa hoạn như thế nào? - 5

Một tòa chung cư tại Dubai. Ảnh minh họa

Chung cư tại các nước trên thế giới phòng chống hỏa hoạn như thế nào? - 6

Một góc tại tòa nhà Burj Khalifa cao 828 mét ở Dubai. Ảnh: Global Travel Alliance

Tại Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất, tòa nhà Burj Khalifa cao 828 mét ở Dubai,  hiện là tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới, cũng có những biện pháp phòng chống thiên tai tối tân.

Tòa nhà cao 160 tầng - có 4 khu an toàn ở các tầng 42, 75, 111 và 138. Những khu trú ẩn này có thể chứa tới 6.500 người và có thể chống chịu được trong 2 giờ sau khi đám cháy bùng phát.

Địa điểm này cũng được kết nối trực tiếp với trạm cứu hỏa, cùng với các tòa nhà cao 21 tầng trở lên khác.

Do đó, lực lượng cứu hỏa sẽ được cảnh báo bằng báo cáo trực tiếp từ các địa điểm này.

Bài liên quan
Vụ cô gái chết khô ở chung cư Hà Nội: 2 năm qua tiền nhà, dịch vụ vẫn thanh toán đúng hẹn
Một số thông tin cho rằng, căn hộ này từ lâu nay không có ai ra vào. Tuy nhiên theo xác minh, 2 năm qua, các khoản tiền của căn hộ vẫn được thanh toán đầy đủ.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chung cư tại các nước trên thế giới phòng chống hỏa hoạn như thế nào?