VHM tác động khá tích cực lên đà tăng của Vn-Index khi đem về 2,14 điểm. Ở chiều ngược lại, BID lấy đi của chỉ số chính 1,11 điểm.
Nhóm cổ phiếu bảo hiểm, bất động sản giữ được sắc xanh với đà tăng là 0,12% và 1,48%. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng đều giảm với mức giảm lần lượt là 0,4% và 0,49%.
Trong báo cáo mới công bố, Chứng khoán Tiên Phong TPS cho rằng bước sang tháng 3/2022, nhịp điều chỉnh sẽ chững lại khi chỉ số lùi dần về mức hỗ trợ tâm lý 1.000 điểm. Lực mua bắt đáy tại ngưỡng cản này kỳ vọng sẽ được kích hoạt trở lại giúp đảo chiều xu hướng giảm trong ngắn hạn.
Bên cạnh đó, rủi ro về các cú sốc thông tin là khó có thể xảy ra cùng đòn bẩy đã không còn ở mức cao sau sự kiện "call-margin", dư nợ cho vay quý 4/2022 giảm mạnh 29% so với quý trước đó rơi về mức thấp nhất trong 6 quý trở lại đây. Do đó, vùng giá 1.000 điểm tương đương mức chiết khấu khoảng 10% so với mức đỉnh trong năm 2023 sẽ đủ hấp dẫn cho vị thế mua mới của nhà đầu tư trong ngắn hạn.
Thị giá nhiều cổ phiếu đang ở mức hấp dẫn
TPS cho rằng định giá thị trường vẫn đang ở vùng hấp dẫn, P/E trailing của VN-Index hiện ở quanh mức 11,5 lần, thấp hơn rất nhiều so với mức P/E trung bình 5 năm là 16 lần. Cho cả năm 2023, tăng trưởng EPS của toàn thị trường dự kiến khoảng 13% và mức P/E forward định giá hiện tại chỉ tương đương 10,x lần. Bên cạnh đó, khi so với các quốc gia trong khu vực, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đang hết sức hấp dẫn với P/E forward 2023 ở mức thấp nhưng lại có mức ROE thuộc nhóm cao nhất.
Chính vì vậy, TPS đánh giá đây là thời điểm hợp lý để tích lũy những cổ phiếu có nội tại tốt hoặc kết quả kinh doanh vẫn đạt mức ổn định trong năm 2023.